Kinh nghiệm nuôi chim bồ câu đạt năng suất cao

Chim bồ câu là một loại chim được nuôi nhiều ở Việt Nam, tuy nhiên cách nuôi chim bồ câu đạt năng suất và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là hướng dẫn cách nuôi chim bồ câu đạt năng suất cao. Chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật về cách nuôi chim bồ câu mang lại hiệu quả cao nhất ở Việt Nam ...


Cách nuôi "Chim Bồ Câu": Chuồng nuôi chim bồ câu 

Theo kinh nghiệm, chuồng nuôi chim bồ câu phải thoáng mát thì chim mới mau lớn. Nếu là nuôi thả tự do thì chuồng nuôi yêu cầu phải có mái che mưa, nắng, có ổ cho chim mái đẻ trứng. Nếu nuôi chim để sinh sản và khai thác thịt cần có chuồng nuôi khác nhau. 

Làm chuồng nên lấy tre chẻ ra thành nan, sau đó làm thành phên ghép lại. Chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa, tránh ồn ào. Nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: chiều cao 40 cm, chiều sâu 40 cm, chiều rộng 50 cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, một ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào. Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại, đảm bảo vệ sinh.


Cách nuôi "Chim Bồ Câu": Mật độ nuôi chim bồ câu

 Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).


Chuồng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi 

Dành cho một cặp trống mái sinh sản: Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Trên đó đặt ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung. 

Chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi

 Dài: 6m x rộng: 3,5m x cao: 5,5m (cả mái). 

Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi)

 Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Mật độ 45-50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối thiểu. 

Ổ đẻ 

Đường kính: 20-25cm x cao: 7-8cm: Trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ, một ổ đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. ổ có thể làm bằng gỗ, nhựa, khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh thay rửa thường xuyên. 

3 Cách nuôi "Chim Bồ Câu": Thức ăn cho chim bồ câu 

Nhu cầu dinh dưỡng tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim. Thức ăn cho chim có thể dùng ngô, đậu xanh, thóc,… Ngoài ra chim còn có thể tự tìm kiếm những thức ăn trong tự nhiên nếu không nuôi nhốt. 

Nên cho chim ăn vào giờ đã quy định để tạo thói quen, thông thường một ngày cho chim ăn 2 lần vào 6 giờ sáng và 1 giờ chiều. Thức ăn cho chim con là gạo xay trộn, còn với "chim bo cau" đã trưởng thành thì thức ăn là thóc trộn với ngô (hay các hạt khác) đã xay vỡ.


Bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, đặc biệt là muối ăn, do đó phải bổ sung thường xuyên vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do. Thức ăn khoáng bổ sung được trộn theo công thức sau: khoáng Premix 85%, muối ăn 5%, sỏi nhỏ 5%. 

Chuồng phải có máng nước đổ đầy uống cả ngày. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hằng ngày. Có thể bổ sung vào trong nước Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml/ngày. 

Kích thước máng ăn: 

Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ 

Dài: 15cm x rộng: 5cm x sâu: 5-10cm. Nên đặt ở những vị trí tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi. Có thể dùng máng bằng tre hoặc bằng tôn. 

Máng uống cho một đôi chim bố mẹ 

Đường kính: 5-6cm x cao: 8-10cm. Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia...), cốc nhựa... 

Máng đựng thức ăn bổ sung 

Nuôi nhốt nên cần chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống, nên dùng gỗ hoặc nhựa, không nên làm bằng kim loại.

Cách nuôi "Chim Bồ Câu": Phòng và trị bệnh cho chim bồ câu 

Chim bồ câu có sức đề kháng với dịch bệnh khá tốt, nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh là khá lớn. Muốn cho chim bồ câu khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt thì trước hết chim phải được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ.

 - Một năm tiêm vác xin phòng bệnh 3 lần cho chim. 

- Vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ. 

Nên định kỳ 2-3 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng. 

- Vệ sinh máng ăn, máng uống: hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng. Lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây bệnh cho chim, vì ở chuồng có chim bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận.

 - Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phóng tránh chuột, mèo, chó,… tấn công chim.

 - Một số bệnh thường gặp ở "cach nuoi bo cau" như: bệnh kẹt trứng, trứng vỏ mềm, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp,… Cần phải theo dõi kỹ nếu chim bị mắc các bệnh đó thì nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc phù hợp. 

 Lời khuyên & Cảnh báo

 Một số kinh nghiệm nuôi chim bồ câu

 1. Tập cho chim làm quen với mèo và rắn: mỗi lần cho chim ăn mang kèm theo con mèo bên cạnh, tập cho ăn chung, gần nhau, mèo không vồ chim, chim không sợ mèo. Với rắn: dùng con rắn nhựa cho làm quen với chim, rồi cho rắn vào chuồng chim. Chin sẽ dạn dĩ dần với động vật lạ.

 2. Giữ chim ở lại chuồng tránh tình trạng chim bay bỏ chủ mà đi chủ khác: Tập cho chim quen hơi chủ bằng cách nuôi chim càng non càng tốt. Thường xuyên thăm nom các ổ chim mới nở, làm chim trở nên “dạn" gần gũi với chủ hơn. 

3. Cho ăn đúng giờ tạo thói quen, dù có đi ăn xa khi đến giờ ăn chim rủ nhau về nhà để ăn thức ăn quen thuộc của chủ.


Anh Nguyễn Ngọc Thức (28 tuổi), xã Tân Thạnh Tây, Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh


Mô hình nuôi chim bồ câu đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo

Trên đây là mô hình nuôi chim bồ câu khá thành công. Hy vọng bài viết có thể đem lại cho người đọc những cái nhìn mới mẻ và hướng làm giàu khả quan từ hình thức kinh doanh này.
Read more…

1001 kiểu xưng hô của giới trẻ khi yêu

Cách giao tiếp và xưng hô trong cuộc sống, tình yêu là nét văn hóa của mỗi con người chúng ta, nhưng cũng có lúc một số bạn trẻ đã quên đi mất sự tôn trọng dành cho nhau trong cuộc sống - tình yêu đôi lứa.

Khi yêu, có ai là không muốn dành tặng người mình yêu những lời có cánh, những câu nói ngọt ngào và cả những cái tên thật đặc biệt chỉ hai người biết để xưng hô. Ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay đang có sự trẻ hóa rõ rệt cùng với sự xuất hiện của không ít những thuật ngữ mới, ký hiệu mới và cả cách đối đáp, xưng hô khá lạ tai.

Không ít cách xưng hô của các bạn trẻ khiến người nghe phải giật mình, thậm chí là thấy phản cảm và một số bạn vì muốn tạo nên sự gần gũi, xóa tan khoảng cách giữa hai người mà lại quên đi mất sự tôn trọng dành cho nhau trong tình yêu.


Từ anh em đến… chồng vợ


“Ck (chồng – PV) ăn tối chưa?”; “Vk (vợ - PV) đang làm gì thế?”; “Vk ghét ck lắm”, “Vk yêu ck nhất trên đời”… Với những người thuộc thế hệ 8X trở về trước có lẽ không thể hiểu những cách xưng hô là lạ này nhưng với các bạn trẻ 9X, điều đó đã trở nên phổ biến. Những tin nhắn kiểu đó đã khiến không ít người lớn tuổi nhăn nhó vì không hiểu hoặc hiểu nhầm sự tình, và khi đã hiểu rồi lại giật mình vì mức độ mạnh dạn của giới trẻ ngày nay.

 1001 kiểu xưng hô của giới trẻ khi yêu


 Tuấn Anh và Pha Lê

Cặp đôi Hồ Tuấn Anh – Pha Lê (Sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam) chia sẻ : “Khi mới thích nhau, bạn bè cũng hay trêu và gán ghép hai đứa thành một cặp rồi bắt gọi nhau là “vợ chồng” cho quen. Ai dè “chơi giả tình thật” luôn, tới giờ thì không sửa được cách gọi ấy. Có thể nhiều người nghĩ rằng việc xưng hô như thế khá người lớn, nhưng cả hai đều thấy nó dễ thương và nghĩ về tương lai nhiều hơn".

Bên cạnh đó, nhiều teen lại thích được người ấy gọi mình bằng tên biệt danh hàng ngày, giống như cặp đôi của bạn Bảo Yến (Sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội). Bảo Yến bật mí: “Mình và người yêu gọi nhau là Nhím và Sâu, đây cũng là cách xưng hô riêng mà chỉ hai đứa mới biết mà thôi. Cũng nhờ cách xưng hô riêng biệt này, khi nào hai đứa cũng có cảm giác được quan tâm, được yêu thương và luôn là duy nhất trong mắt nhau, khiến tình cảm lại thêm gắn bó hơn”.


 1001 kiểu xưng hô của giới trẻ khi yêu


Hiếu Hoàng.

Còn Hiếu Hoàng (Đại học Mở Hà Nội) thì lại gọi “một nửa” của mình bằng hai tiếng thật nhẹ nhàng “Người yêu”. Hoàng cho biết: “Mình thấy như thế rất dễ thương. Những khi hai đứa trục trặc tình cảm, thử hỏi có ai không tan chảy nếu nghe câu ‘Người yêu ơi, anh ngàn lần xin lỗi’. Mình cũng lưu tên cô ấy như vậy trong điện thoại, nàng cảm thấy rất hạnh phúc vì điều đó”.

Cô nàng Ly Miu (Học viện Âm nhạc Huế) và bạn trai lại gọi nhau bằng tên tài khoản Facebook. Trò chuyện với nhau nhiều trên mạng xã hội, theo dõi những cập nhật hàng ngày, hàng giờ của nhau nên cả hai quen nickname này hơn cả tên thật.


 1001 kiểu xưng hô của giới trẻ khi yêu


Li Miu.


Xưng hô thế nào thì cũng nên tôn trọng lẫn nhau


Mỗi cặp đôi đều chọn cho mình những cách xưng hô riêng, nó phần nào nói lên tính cách cũng như thể hiện được tình cảm hai bên dành cho nhau. Dù vậy, cũng có những tình huống oái oăm từ việc xưng hô này.

Mới yêu nhau được 6 tháng, Trí Tùng (Hà Nội) dẫn bạn gái về ra mắt bố mẹ. Vốn quen miệng gọi nhau là chồng vợ, hôm ấy cả Tùng và Nhung (bạn gái cậu) đều quên mất sự hiện diện của các bậc phụ huynh. Cả hai tíu tít chồng chồng vợ vợ khiến bố mẹ và anh trai Tùng “mắt chữ O, miệng chữ A”, sau đó thì Tùng nhận được một tràng tra khảo và giáo huấn vì sao lại thân mật như vậy, cả hai đã làm gì quá giới hạn chưa...

Có những trường hợp, khi tình yêu đang ngọt ngào luôn dành những lời có cánh tặng nhau nhưng khi giận dỗi, cãi vã lại xưng mày tao hay hơn thế nữa.


 1001 kiểu xưng hô của giới trẻ khi yêu


Quang Anh và bạn gái

Bạn Quang Anh (sinh năm 1995) chia sẻ: “Thật sự là nhiều khi cãi vã, cả hai đã không còn kiểm soát được lời nói của mình nên cách xưng hô cũng bị thay đổi theo. Thông thường cả hai sẽ xưng hô là “tôi – cô”, nhưng, có một lần mà tới giờ cả hai vẫn thỉnh thoảng nhắc lại để trêu nhau. Đó cũng là lần duy nhất cả hai gọi nhau là “mày –tao”. Cảm giác lúc đó giống như bị xúc phạm vậy, cũng may là mình đã kịp thời sửa sai bằng những lời xin lỗi cùng một buổi hẹn hò lãng mạn”.

Là một người thuộc thế hệ 8X, đạo diễn trẻ Hiếu Phạm cho biết, nhiều lúc anh cảm thấy bất ngờ và khó hiểu trước ngôn ngữ của các bạn 9X, 10X.


 1001 kiểu xưng hô của giới trẻ khi yêu


Hiếu Phạm

“Có lần mình chứng kiến một cặp đôi vừa văng tục, chửi thề nhau ngay trước một cửa hàng tạp hóa rồi lát sau lại vợ ơi, chồng ơi ôm nhau dạo phố. Bản thân mình cũng có dành riêng cho “một nửa” cái tên thú vị để xưng hô giữa hai người, dù có cáu giận hay bất đồng quan điểm thì cả hai vẫn luôn kiểm soát lời nói của mình. Nặng nề lắm thì chắc sẽ lược bỏ chủ ngữ trong câu, có thể gọi nôm na là nói trống không đó”, Hiếu Phạm chia sẻ.

Việc xưng hô thế nào trong tình yêu đôi lứa tưởng chừng thật đơn giản và nhỏ bé nhưng lại là một nhân tố quan trọng vừa có sức hâm nóng tình yêu của hai người lại vừa có thể làm tan vỡ tình cảm. Dù gọi nhau là vợ chồng, bằng tên Facebook, biệt danh hay tên gọi hàng ngày thì đó cũng là quyền riêng tư của mỗi cặp đôi, tuy nhiên chắc chắn dù trong hoàn cảnh nào, nóng giận hay bình tĩnh, cả hai đều nên chọn lối xưng hô thể hiện sự tôn trọng với đối phương, tránh làm tổn thương nhau chỉ vì cách gọi quá thô lỗ.


theo bạn đọc chia sẽ
Read more…

Sức Khỏe Gia Đình
Mẹo Vặt
Sự Kiện

SẢN PHẨM Y KHOA