Lời đồn thổi sai lầm về phương pháp cho con ăn dặm

Để trẻ có một giai đoạn ăn dặm hiệu quả, các mẹ cần tránh những điều này!Khi bắt đầu cho trẻ tiếp xúc với đồ ăn dặm, các mẹ đã phải dày công nghiên cứu và học hỏi từ các bà mẹ khác hay thậm chí là hỏi ý kiến chuyên gia. Những lời khuyên vàng của mọi người thường luôn là ‘cứu cánh’ cho các bà mẹ nuôi con nhỏ, đặc biệt là chị em lần đầu làm mẹ. Tuy nhiên, các mẹ cần biết rằng không phải ý kiến nào cũng chính xác, điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ. Dưới đây là 4 lời đồn thổi sai lầm về phương pháp cho con ăn dặm mà các mẹ nên biết để tránh.

1. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong một năm đầu đời

Có rất nhiều bà mẹ tin tưởng rằng trong năm đầu tiên, ăn dặm chỉ đơn thuần là để bé làm quen với thức ăn và tập ăn thô. Sữa mẹ vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong một năm đầu đời.


Ở các nước đang phát triển, việc thiếu sắt ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến tăng trưởng thể lực và trí não.

Sự thật: Trên thực tế, ngay từ khi 6 tháng tuổi nguồn dự trữ sắt trong cơ thể trẻ đã cạn kiệt, trong khi đó sữa mẹ thì lại không còn chứa đủ lượng sắt cần thiết cho bé. Kẽm cũng là một trong số những vi lượng bị thiếu hụt vào thời điểm 6 tháng này. Theo một nghiên cứu tổng quan của tạp chí khoa học dinh dưỡng lâm sàng Mỹ, thời điểm 9-11 tháng thì đến 90% lượng sắt và kẽm trẻ sơ sinh hấp thụ được là từ việc ăn dặm thức ăn bên ngoài.

Ở các nước đang phát triển, việc thiếu sắt ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến tăng trưởng thể lực và trí não. Thiếu kẽm cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị chậm lớn, suy dinh dưỡng. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, 30% trẻ 9 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn bị thiếu hụt sắt và kẽm so với qui định.

2. Chỉ nên bắt đầu cho trẻ ăn thịt khi được 9 tháng

Sự thật: Không chỉ riêng các bà mẹ mà ngay cả các chuyên gia dinh dưỡng cũng tin tưởng vào điều này. Tuy vậy, theo báo cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, thịt là một trong các thức ăn lý tưởng cho bé ăn dặm và mẹ hoàn toàn có thể bổ sung thịt cho bé ngay từ tháng thứ 6. Bởi trong thịt có chứa rất nhiều sắt và kẽm. Tổ tiên của chúng ta là những người lớn lên từ việc ăn thịt, họ đã nhá thịt rồi đưa bã mềm cho con mình ăn. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên mẹ không đừng e dè hay trì hoãn việc cho bé làm quen với thịt ngay từ tháng thứ 6.

3. Thêm ngũ cốc vào bình sữa của bé sẽ giúp bé ngủ suốt đêm

Sự thật: Chẳng có bằng chứng nào cho thấy việc thêm ngũ cốc vào bình sữa bú trước khi ngủ sẽ giúp bé ngủ lâu hơn, vì thế bạn không nên làm thế. Trên thực tế, ngũ cốc trong bình sữa làm tăng lượng calo mà bé hấp thụ, và một số nghiên cứu chỉ ra rằng cho bé chưa đến 4 tháng ăn thức ăn đặc có thể góp phần làm bé bị béo phì. Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ, chẳng như nếu bác sĩ khuyến cáo bổ sung ngũ cốc để điều trị chứng trào ngược. Trong những trường hợp ngoại lệ này thì mẹ cần làm theo khuyến cáo của bác sĩ thật cẩn thận.

4. Không cho bé ăn dầu mỡ vì hệ tiêu hóa chưa hấp thụ được

Rất nhiều mẹ khi bắt đầu cho bé ăn dặm thường tránh thịt mỡ, dầu ăn vì sợ con bị béo phì hay rối loạn tiêu hóa.

Sự thật: Điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Trên thực tế, các bé cần khoảng 30-40% lượng calo từ chất béo hàng ngày để cơ thể và bộ não phát triển bởi não bộ có những yêu cầu đặc biệt từ axit béo và các thành phần khác của chất béo. 

Lượng chất béo phù hợp cho trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi là 3,5g trên 1kg cân nặng mỗi ngày. Tốt nhất là cho trẻ ăn chất béo từ dầu thực vật, mỡ cá, có chứa hàm lượng Omega 3 cao giúp tăng sức đề kháng, giảm thiểu các căn bệnh viêm nhiễm, hỗ trợ hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn.
Read more…

"Thủ phạm" khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Đây là những nguyên nhân gây ngạc nhiên cho nhiều bà mẹ vì nó thường không được chú ý hay bỏ qua khi chăm con.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn dến việc trẻ chậm tăng cân hoặc thậm chí là sụt cân. Ngoài những lý do phổ biến "ai cũng biết" như trẻ lười ăn, bị sốt…thì còn có những lý do sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều bà mẹ vì nó không được chú ý hoặc thường hay bị bỏ qua trong các tình huống chăm con trong thực tế.
Tắm ngay sau khi ăn

Mẹ có tắm cho em bé ngay sau khi ăn? Nếu có, bây giờ là lúc để thay đổi thói quen đó. Khi đứa trẻ được cho ăn, dạ dày cần có thời gian để tiêu hóa giống như cơ thể của một người trưởng thành.

Nếu trẻ đi tắm ngay sau khi ăn, nó sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này dẫn đến sự trao đổi chất chậm hơn ở trẻ sơ sinh.Thậm chí, một số em bé còn có thể bị táo bón, nôn, khó tiêu, khí gas vì tắm ngay sau khi ăn.

Việc này đã dẫn đến trẻ chậm tăng cân hoặc sụt cân.Tắm cho em bé trước và sau đó mới cho ăn sẽ giúp các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hay tiêu hóa tốt hơn.


Nếu trẻ đi tắm ngay sau khi ăn, nó sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa. 

Khoảng cách giữa hai cữ ăn quá dài

Đây là một trong những lý do chính cho việc giảm cân ở trẻ sơ sinh. Sự thật là: Khoảng cách giữa các bữa ăn càng dài thì bụng trẻ càng sản sinh ra nhiều khí gas, dẫn đến đầy hơi. Điều này khiến trẻ không muốn ăn, kết quả dinh dưỡng hấp thu ít và cuối cùng là sụt cân.Khoảng cách quá dài giữa hai cữ ăn cũng có thể dẫn đến chứng khó tiêu và táo bón ở trẻ sơ sinh.

Một em bé cần được cho ăn trong vòng 30 phú sau khi thức dậy và khoảng cách lý tưởng giữa các bữa ăn cho trẻ sơ sinh là từ 3-4 giờ.

Uống nước lọc trước bữa ăn

Điều này đúng trong trường hợp em bé đã hơn 6 tháng. Nếu trước khi ăn dặm, mẹ cho bé uống sữa thì sẽ dẫn đến việc thức ăn bị kém hấp thụ. Nước cũng tương tự như vậy, nếu bé được cho uống nước trước bữa ăn chính, bụng sẽ đầy lên và do đó giảm lượng thức ăn đưa vào.Trong nhiều trường hợp, trẻ thậm chí còn bị nôn trớ nếu nhồi nhét thức ăn.

Nước chỉ nên cho trẻ sơ sinh uống vào cuối bữa ăn, cũng có thể cho con uống giữa các bữa ăn. Nhưng uống nước vào đầu các bữa ăn chính thì là nghiêm cấm.

Nhiễm giun

Giun trong ruột của bé ngăn chặn sự hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Nếu thấy con có khả năng bị nhiễm giun, mẹ nên đưa bé đi khám để có toa thuốc điều trị thích hợp. Diệt hết giun sẽ giúp bé tăng cân trở lại.

Yếu tố di truyền

ấp bé nhẹ cân cũng có thể là do di truyền. Mẹ nên cem có ai từ phía gia đình hai bên nội ngoại như bố, mẹ hay ông bà có vóc dáng gầy nhỏ thì trẻ cũng có thể sẽ như vậy.

Ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất xơ

Mẹ nên tránh dùng quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ như mì ống nguyên hạt, gạo nâu, rau củ, khoai lang…vv khi chế biến thức ăn cho con. Các sợi chất xơ trong các thực phẩm này có thể lấp đầy bụng của trẻ trong một thời gian dài nhưng sau đó lại bị thải loại và khiến lượng thức ăn thực sự trẻ ăn được sẽ giảm.

Sụt cân sau cai sữa

Một số trẻ có thể sẽ bị giảm cân sau khi cai sữa. Do vậy mẹ cần bổ sung thâm nhiều thực phẩm cân bằng lại như sữa nguyên kem, nước, hoa quả, rau và ngũ cốc.
Read more…

Sức Khỏe Gia Đình
Mẹo Vặt
Sự Kiện

SẢN PHẨM Y KHOA