Những địa điểm đi chơi 8/3 ở Sài Gòn lý tưởng cho các cặp đôi

Rạp chiếu phim, Hồ Con Rùa, các khu ăn vặt, quán cà phê lãng mạn,... là những điểm đến rất "đáng xem xét" cho ngày 8/3 sắp tới.

Rạp chiếu phim


Có rất nhiều những phim hot, hay được các bạn nữ thích thú sẽ được khởi chiếu vào ngày Quốc tế phụ nữ sắp tới. Trong ngày 8/3, nhiều cụm rạp lớn như Megastar, Galaxy, BHD, Lotte… hay có chương trình giảm giá cho khách nữ hoặc khuyến mãi tặng quà.

Đây đều là những điểm xem phim V.I.P với không gian sang trọng, màn hình phim rộng và luôn cập nhật phim mới nên sẽ rất thú vị để hẹn nàng vào ngày 8/3. Vì thế với những người ít thời gian, chỉ gặp nhau vào buổi tối do ban ngày bận công việc thì xem phim là điểm hẹn lý tưởng vào ngày lễ đặc biệt này vì vừa được thư giãn lại vừa gắn kết thêm tình cảm với bạn gái.

Hồ Con Rùa


Chỉ cần tìm một chỗ ngồi thật thoải mái, nhâm nhi bắp nướng, kem và đủ thứ đồ ăn vặt khác sẵn có ở đây rồi ngồi đó tha hồ trò chuyện. Một không gian mở vui vẻ nhưng cũng đủ riêng tư để hai bạn trò chuyện.

Các quán chè trứ danh


Nếu ngày 8/3 sau khi dạo chơi trên những con phố và cùng nhau tấp vào một cái quán ven đường ăn ly chè có lẽ sẽ là điều mới lạ cho hai bạn.

Có thể nói rằng, Sài Gòn là vương quốc của các loại chè. Chè ở đây phong phú từ số lượng các loại chè có trên thị trường đến lực lượng đông đảo của những xe chè rong ruổi khắp trên phố.

Chè cũng là một trong những món ăn vặt nổi tiếng Sài Gòn. Nếu ngày 8/3 sau khi dạo chơi trên những con phố và cùng nhau tấp vào một cái quán ven đường ăn ly chè có lẽ sẽ là điều mới lạ cho hai bạn. Biết đâu sự thay đổi trong phong cách này bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và yêu nhau nhiều hơn…

Khu ăn vặt An Dương Vương


Bên cạnh món mực tươi nướng nổi tiếng ở đây, khu An Dương Vương còn là địa điểm bán nhiều món ăn chơi như bò bía, bắp xào, sinh tố, trứng cút lộn... hấp dẫn. Những món này có giá từ 10.000 đến 30.000 đồng, riêng mực tươi nướng có giá từ 50.000 đến 60.000 đồng một con. Không gian tại khu An Dương Vương là vỉa hè nên thoáng mát, tập trung nhiều bạn trẻ đến ăn uống.

Một số nhà hàng "sang chảnh"


Thường ngày bạn hay dẫn người yêu đi ăn, đi chơi ở những địa điểm, quán ăn quen thuộc. Trong ngày 8/3 này hãy thử dẫn nàng đi ăn ở những nhà hàng, quán cà phê sang trọng.

Một số nhà hàng lớn ở trung tâm thành phố như: Shuji Egi, The Shushi Bar, Hisago, Kishu Japanese...nếu bạn gái thích món Nhật. Hay Thái Việt, Nathalie's, Coca Suki Restaurant, Sawasdee... nếu bạn gái yêu mến ẩm thực Thái. Còn lựa chọn các nhà hàng như Kumdo, Hanuri, Yashi Yashi, Seoul Garden hay Yuri's House, Deli N Shop... sẽ là điểm đến cho các cô gái mê mẩn món Hàn Quốc.

Những quán cà phê yên tĩnh


Sài Gòn vốn được mệnh danh là "thành phố không ngủ", bởi nhịp sống vẫn còn rộn ràng lúc về đêm và những con người năng động nơi đây. Để tìm được một chỗ ngồi ban đêm ở thành phố này không khó. Bạn có thể ngồi ở các hàng quán náo nhiệt như ở khu An Dương Vương, sinh tố Tân Định, hoặc mua đồ ăn thức uống ngồi trên cầu, bên bờ sông...

Trong không gian thoáng đãng, âm nhạc du dương, lãng mạn, lắng nghe những lời ngọt ngào, chắc chắn người phụ nữ của bạn sẽ rất hạnh phúc. Những quán cafe với khung cảnh lãng mạn, tình lặng, gần gùi với thiên nhiên,... sẽ là điểm tỏ tình tuyệt vời cho bạn và người ấy.

Cà phê Bệt nhà thờ Đức Bà


Bạn có thể cùng bạn bè hoặc bạn gái ra Bệt - nơi gặp gỡ quen thuộc của người trẻ Sài Gòn. Nơi đây đặc biệt nhộn nhịp vào chiều tối. Những gánh hàng bán nhiều món ăn hấp dẫn như bánh tráng nướng, kem, cóc, xoài, ổi hay bò bía ngọt. Giá mỗi món ở đây dao động từ 10.000 đến 30.000 đồng.

Trung tâm thương mại, siêu thị


Các trung tâm thương mại, siêu thị luôn là một điểm đến mà mọi cô gái đều thích trong ngày 8/3. Bởi được shopping với người yêu là khoảnh khắc tuyệt vời. Nhất là khi cô ấy xúng xính chọn váy đẹp để đi cùng bạn, ánh mắt rạng rỡ niềm vui vì được tung tăng trong trung tâm thương mại ở một số trung tâm thương mại khá nổi tiếng tại Sài Gòn, thu hút đông người như: Vincom, Diamond Plaza, CT Plaza, An Đông Plaza…

Khu Kênh Đào


Khu Kênh Đào tọa lạc trên đường Tôn Dật Tiên được qui hoạch là khu nhà ở cao cấp với các cửa hiệu kinh doanh mua sắm, phòng trưng bày sản phẩm, café… tại tầng trệt và tầng hai. Nơi đây vốn nổi tiếng là một khu dân cư thương mại nhộn nhịp và sầm uất bậc nhất.

Không chỉ mang vẻ đẹp sang trọng nhờ hai dãy nhà cao tầng với cửa hàng thời trang san sát, khu kênh đào này có vẻ hiền hòa, hấp dẫn nhờ những tán cây xanh mướt, dòng nước uốn cong, hoa súng e ấp… Bạn có thể đến đây hóng mát và tận hưởng cảm giác mát mẻ, đây là khu vực khá yên tĩnh rất dễ dàng cho bạn và người yêu của mình tâm sự những điều mà chưa dám nói hay thổ lộ tình cảm của mình… Đây có vẻ rất lí thú cho những bạn trẻ.


Theo ngaynay.vn
Read more…

Những ngôi chùa nên viếng trong Rằm tháng Giêng

Những ngôi chùa nên viếng trong Rằm tháng Giêng. Theo quan niệm của người Việt Nam nói riêng và người dân một số nước châu Á nói chung, Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy là những ngày Rằm quan trọng nhất trong năm. Do vậy, vào những ngày này bà con thường rủ nhau đi lễ Phật cầu an cho gia đình. Trong Rằm tháng Giêng sắp tới, nếu có ý định kết hợp một chuyến du lịch và đi chùa cầu an, bạn có thể lựa chọn những địa điểm dưới đây.

Những địa điểm được giới thiệu dưới đây cũng là những điểm du lịch tâm linh Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận và công bố.

Chùa Một Cột (Hà Nội)

Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054). Năm 1049, Vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà Vua kể chuyện đó lại và được nhà sư khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.


Hằng năm cứ đến ngày 8/4 Âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn.

Chùa Hương (Hà Nội)

Chùa Hương hay Hương Sơn là một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội và nằm ven bờ sông Đáy. Không chỉ có kiến trúc chùa cổ kính và độc đáo, lễ hội chùa Hương diễn ra hàng năm mồng 6/1 đến hết tháng 3 âm lịch cũng thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước tham gia.


Trúc lâm Yên tử (Quảng Ninh)

Núi Yên Tử là một dải núi cao nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam với hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng đã được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên. Núi Yên Tử hiện còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử..Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền phái Trúc lâm Yên Tử.


Lễ hội Yên Tử diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch. Du lịch Yên Tử diễn ra quanh năm, việc đi Cáp Treo cũng giúp ngắn khoảng cách và thời gian cho du khách. Điều này giúp bạn có nhiều thời gian để thưởng lãm phong cảnh đẹp tuyệt vời của núi non mây trời Yên Tử. Đặc biệt vào những ngày quang mây, từ đỉnh núi bạn có thể nhìn thấy biển Hạ Long.

Chùa Bái Đính (Ninh Bình)

Chùa Bái Đính thuộc tỉnh Ninh Bình, là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Hằng năm, chùa mở vào đầu xuân, đón hàng triệu khách thập phương về dự. Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục như chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam, chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á…


Chùa Bái Đính từng là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam trong năm 2010. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km.

Chùa Thiên Mụ (Huế)

Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chùa đẹp nhất của Huế. Chùa Thiên Mụ được xây dựng trên đồi Hà Khê thuộc địa phận xã Hương Long, cách trung tâm thành phố 5km về phía Tây.


Sự tích của danh lam này mang tính chất huyền thoại: Truyền rằng có một bà tiên đã hiện ra trên đồi Hà Khê báo cho dân trong vùng biết sẽ có một vị chân chúa đến dựng chùa thờ Phật ở đây tụ linh khí cho bền long mạch. Từ đó ngọn đồi này được gọi là núi Thiên Mụ. Nhiều đời chúa và vua Nguyễn đã trùng tu, sửa sang, tôn tạo thêm vẻ nguy nga, đồ sộ của Thiên Mụ. 

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Cùng với Trúc Lâm Yên Tử ở Quảng Ninh, Trúc Lâm Tây Thiên ở Vĩnh Phúc, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong ba thiền viện lớn nhất nước ta theo phái Trúc Lâm. Cách trung tâm thành phố 5 km, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trên núi Phụng Hoàng, giữa ngàn thông xanh ngắt, bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Với vị trí đẹp mắt, đây không chỉ là nơi chiêm bái mà còn là điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước. 


Chùa trên núi Bà Đen (Tây Ninh)

Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất (986m) Nam Bộ thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hoà Thành, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 11km về phía đông bắc, cách TP.HCM 110km.


Quần thể di tích Núi Bà Đen do 3 ngọn núi tạo thành là Núi Heo – Núi Phụng – Núi Bà Đen. Đến đây ngoài việc chiêm ngưỡng một vùng núi non hùng vĩ, thu vào tầm mắt một góc của tỉnh Tây Ninh yên bình, du khách còn có dịp chiêm bái hệ thống chùa Điện Bà gồm các chùa Hạ, Trung, Thượng và chùa Hang uy nghi lộng lẫy; khám phá vẻ đẹp cùng vẻ thần bí của các động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà… cũng như nghe kể về truyền thuyết về Lý Thị Thiên Hương của người con gái có làn da bánh mật (bà đen) xinh đẹp, tuyết hạnh.
Read more…

Ẩm thực đường phố Đà Lạt

Tới Đà Lạt bạn không thể bỏ quả ẩm thực đường phố Đà Lạt với những món ăn ngon hấp dẫn. Với các món ăn ngon bạn có thể thưởng thức sau:

1. Đến Đà Lạt bạn không thể bỏ qua món Nem Nướng.


món Nem Nướng

Ở Đà Lạt, không ai không biết đến quán nem nướng nổi tiếng trên đường Phan Đình Phùng. Dù sau này có nhiều quán ở nhiều nơi khác nhau mang cùng thương hiệu, nhưng phần nem ở đó vẫn không có nơi nào sánh bằng. Quán đã lâu đời nên bác taxi hay xe ôm nào cũng biết, rất dễ hỏi hoặc tìm đến. Quán Chỉ bán duy nhất món nem với giá 35.000 đồng/phần.


2. Bánh Tráng Nướng 

Ít nơi có bánh tráng nướng mà thành phần gồm nhiều loại thực phẩm như ở Đà Lạt. Nào là trứng cút, mỡ hành, thịt băm, tép rang và bánh tráng được làm từ bột gạo, thậm chí có nơi còn cho thêm khô bò.


Bánh Tráng Nướng

Người mua sẽ được chứng kiến từ đầu đến cuối quy trình nướng bánh cực kỳ “điêu luyện” và nhanh lẹ của những người bán khắp nhiều con phố Đà Lạt. Chiếc bánh tráng mỏng manh được đặt lên vỉ nướng trên bếp than hồng, rồi các nguyên liệu lần lượt được dàn đều trên bề mặt cho chín. Để tăng thêm vị, bánh tráng thường ăn cùng với tương ớt cay nồng.

Trong những buổi chiều hay tối lạnh, đi bên bạn bè người thân và lai rai bánh tráng nướng thì thật thi vị. Nếu nhà có trẻ nhỏ thì chắc chắn, đây là món khoái khẩu của các bé, với giá phải chăng, chỉ từ 7.000 – 8.000 đồng /cái. Nơi bán món ăn vặt này ngon nhất là quán trên đường Nguyễn Văn Trỗi, mở từ 14h – 22h hàng ngày.

3. Chả ram bắp

Món ăn đặc biệt có tên “chả bắp” hay “chả ram bắp”, hiếm có ở bất kỳ nơi nào khác ngoài Đà Lạt. Nhiều người cứ nghĩ nó giống như “chả lụi” nhưng hoàn toàn không phải.


Chả ram bắp

Chả bắp được làm khá công phu. Bánh tráng mỏng được cuốn bên trong là bắp non quết nhuyễn, hành tím băm, nêm thêm gia vị, tiêu xay… cho vào chảo dầu chiên giòn, vàng ruộm. Vị bắp non trong nhân thường rất ngọt và thơm, tạo cho cuốn chả bắp có hương vị hấp dẫn lạ.

Món ngon Đà Lạt này ăn với rau, đồ chua, bánh tráng và loại nước chấm làm từ tương đậu phụng béo béo, có thịt xay rất vừa miệng. Chính loại nước chấm độc đáo này đã tạo nên sự hấp dẫn riêng cho món ăn và hình thành “đẳng cấp” cùa các quán.

Các quán chả ram bắp đường Nguyễn Công Trứ, khu gần ngã 5 Đại học được rất nhiều người ưa chuộng, thường bán khoảng từ 15h trở đi. Mỗi phần có giá rất “hữu nghị”, chỉ khoảng 20.000 đồng/phần.

4. Ốc bươu nhồi thịt

Món này nổi tiếng tại một quán lâu đời trên đường Hai Bà Trưng. Vừa từ ngoài phố rét lạnh, bạn sẽ cảm nhận được hơi ấm ngay khi bước chân vào quán. Quán giữ nguyên thiết kế xưa cũ cách đây hàng chục năm, bốn bề là gỗ và có móc treo áo khoát, áo mưa cho khách. Không gian nơi này không rộng lắm, nhưng lúc nào cũng đông khách nên khá ấm cúng. Đôi khi bạn phải chờ 5 – 10 phút mới có chỗ trống.


Ốc bươu nhồi thịt

Món ốc bươu nhồi thịt tại đây rất nổi tiếng với người Đà Lạt. Thịt ốc bươu được nhồi chung với nạc heo, băm nhuyễn, thêm vài lát sả để khử mùi khiến cho bạn muốn ăn ngay khi nhìn thấy thố ốc thơm phức này. Chính chủ quán cho biết, sở dĩ món này đặc biệt là nhờ vào chén nước chấm với công thức pha chế gia truyền của cụ chủ quán đời thứ nhất.

5. Bánh ướt gà

Quán bánh ướt gà lúc nào cũng đông khách. Cả người địa phương và khách du lịch đều muốn trải nghiệm vị lạ của món ăn khác thường này. Không ăn với chả, nem hay bánh tôm, nem chua như món bánh ướt nhiều nơi khác, món bánh ướt ở Đà Lạt được ăn kèm với thịt gà, lòng gà. Sự kết hợp giữa bánh dẻo, mềm với thịt gà thơm ngọt, lòng gà giòn, khiến cho món ăn trở nên rất ngon và lạ miệng.


Bánh ướt gà

Để thưởng thức, các bạn hãy tìm đến quán bánh ướt trên đường Tăng Bạt Hổ, gần chợ Đà Lạt, ở đây có bán cả nem nướng, giá các món ở đây từ 30.000 – 60.000 đồng, nước chấm rất ngon. Hoặc bạn cũng có thể đến quán trên ngã 5 Đại Học gần cổng Tỉnh Đội với mức giá sinh viên mềm hơn.

6. Nướng ngói


Nướng ngói

Đúng như tên gọi của nó, thay vì dùng vỉ, quán sử dụng viên ngói âm dương để nướng. Viên ngói được đặt trên một bếp than hồng, quét một lớp dầu ăn lên trên để khi nướng thịt không bị dính. Món chính của những quán này là các món thịt heo, bò, hải sản, thịt rừng được tẩm gia vị thơm ngon ăn với đĩa rau xà lách trộn dầu dấm rất hấp dẫn. Rau tươi, thịt ngon kèm theo bầu rượu chính là điểm 10 cho những ngày mưa. Đến Đà Lạt, đừng ngại xa xôi mà hãy tìm đến những quán nướng ngói đặc biệt này trên đường Nguyễn Lương Bằng.

7. Bánh bèo


Bánh bèo Đà Lạt

Bánh bèo Đà Lạt giống như bánh bèo miền trung. Phần bánh được làm từ bột gạo, hơi dẻo. Nước sốt làm từ tôm, thịt băm nhỏ, thêm một ít da lợn chiên giòn và chén nước nắm chua ngọt bên cạnh. Bánh bèo ở đây thường được ăn kèm với những cây chả bò hoặc heo nho nhỏ thơm mùi tỏi. Món này nổi tiếng nhất ở đường Phan Đình Phùng, rất thích hợp để ăn vào những chiều mưa rả rích.

8. Nành bò và bánh su kem


Nành bò và bánh su kem

Nành bò là tên gọi tắt của món sữa đậu nành pha với sữa bò, món thức uống rất đơn giản nhưng lại vô cùng hút khách. Ngay góc đường Tăng Bạt Hổ, gần chợ Đà Lạt bán rất nhiều loại sữa và bánh để ăn khuya như sữa đậu nành, đậu xanh, đậu phộng, bánh su kem… nhưng nổi tiếng nhất vẫn là món sữa nành bò ăn chung với bánh su kem. Nơi này chỉ bán buổi tối, rất gần điểm bán bánh mì xíu mại. Trời mưa lâm râm thường ít khách, bạn có thể mua một ổ bánh mì rồi đi bộ đến đây, ngồi dưới mái hiên uống một ly sữa nóng, ngắm mưa. Một đêm mưa Đà Lạt đơn giản mà lại rất lãng mạn.

9. Bún bò ấp Ánh Sáng

Tuy là đặc sản của Huế nhưng khi đến ấp Ánh Sáng, cạnh Hồ Xuân Hương, Đà Lạt, bạn vẫn có thể thưởng thức bún bò với hương vị không hề thua kém, có chăng chỉ là chút biến tấu để hợp hơn với khẩu vị của xứ lạnh cao nguyên. Đó là thay vì rau muống chẻ, bát bún bò Huế ở đây ăn kèm với xà lách thái nhỏ, giá đỗ và hoa chuối. Tùy theo khẩu vị, khách có thể gọi giò nạc, giò khoanh hoặc giò sụn.

10. Bánh mì xíu mại

Vẫn lại là cái tên quen nhưng cách chế biến đem lại nét đặc biệt cho món ăn. Bánh mí xíu mại có ở nhiều nơi trong thành phố, cổng trường, cổng chợ… nhưng nổi tiếng nhất là quán góc ngã ba Trần Nhật Duật – Hoàng Diệu. Chỉ bán bánh mì với hai món là xíu mại và xíu mại thập cẩm nhưng từ 6h – 9h kín mít khách. Do vậy, nếu muốn ăn sáng thì bạn nên dậy sớm và thưởng thức món vừa rẻ vừa ngon này.


Mỗi phần xíu mại được bày trong chén nhỏ sâu lòng, đầy nước súp, bên trong có các viên xíu mại, chả que, da heo, rắc đầy hành bên trên. Bánh mì cũng ngon, vừa nóng vừa giòn, lại thơm.

Thưởng thức một lần cái vị ngọt xương, với cái cay nồng của ớt trong nước dùng kết hợp bánh mì mới ra lò và hành hoa thanh thanh cùng miếng xíu mại dai dai, đậm đà, thơm béo khiến cho buổi sáng Đà Lạt thêm tròn đầy.

Cứ an tâm là giá của món ngon Đà Lạt này khá bình dân, chỉ từ dưới 10.000 đồng mà thôi.

11. Atiso hầm giò heo

Một đặc sản của riêng Đà Lạt, ăn ở bất cứ nơi nào khác cũng không có hương vị như giữa đất trời nơi đây. Không chỉ là món ăn ngon, atisô hầm giò heo còn là loại thuốc bổ. Nó giúp cho người ăn ngủ ngon, lợi tiểu, mát gan, tăng thêm sức khỏe.


Atiso hầm giò heo

Món atiso hầm được dùng khi nóng, với nước mắm ớt cay. Vị nước ngọt, thanh và xương hầm mềm, béo mà không nát càng khiến món ăn được lòng nhiều thực khách. Không chỉ các chị em bầu bì, đang nuôi con mà những người khỏe mạnh, các đấng mày râu đều khó có thể chối từ món ngon bổ đến thế.

Món này có trong thực đơn ở hầu hết khách sạn, nhà hàng với giá đa dạng, từ mấy chục ngàn đến 100.000 đồng/tô tùy nơi.

Ngoài ra, các bạn thích bánh canh thì ghé qua khu gần bưu điện TP. Đà Lạt, bánh bèo trên đường Phan Đình Phùng, bún bò Huế ở ấp Ánh Sáng. Hay dạo qua các khu ăn uống tại chợ lầu, chợ trung tâm Đà Lạt với đủ loại đồ ăn ngon, rẻ, từ súp cua tới mì Quảng, bún sườn, cơm tấm…

Đêm đến, còn có thể cùng bạn bè, người thân lang thang chợ “âm phủ”, thưởng thức các món ăn chơi rẻ rẻ như bắp nướng, khoai lang nướng và uống sữa đậu nành nóng…

Trong bất cứ món ăn nào, cũng dễ dàng nhận ra vị riêng của Đà Lạt: cay cay, nồng nồng, nghi ngút khói nhưng dễ chiều lòng thực khách. Ẩm thực Đà Lạt như chính người dân nơi đây, vừa thanh lịch, vừa nhiệt tình trong nhịp sống bình thản, cùng tạo nên một Đà Lạt dịu dàng, ẩn giấu cái mãnh liệt của núi rừng bên trong.

Read more…

Kinh nghiệm du lịch bụi phượt Đà Lạt năm 2015

Đà lạt là một thành phố thơ mộng và sâu lắng. Mỗi lần đến với Đà lạt tôi lại như ngỡ mình lạc vào một nơi nào đó trên đất Châu Âu. Những cánh rừng Thông đại ngàn như mở ra một khung cảnh kỳ ảo nên thơ. Đôi khi khiến lòng tôi như Chậm lại, bình lặng cảm nhận những hơi thở nhẹ nhàng của Đà Lạt. Và nếu đã là một người Việt Nam bạn nên một lần đến với Đà Lạt để hòa mình vào thiên nhiên và đơn giản hơn chỉ là Sống Chậm Lại.

Với những kinh nghiệm của mình, cộng với các nguồn sưu tầm. Womantoday sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin và Kinh Nghiệm Du Lịch Đà Lạt . Hy vọng bạn cũng sẽ có những trải nghiệm thú vị khi đến với Đà Lạt .


Đôi nét về Đà Lạt

Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên: 393,29 km².

Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Trong thời Pháp thuộc, tên tiếng Latin Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là “cho những người này niềm vui, cho những người khác sự mát mẻ”. Đà Lạt được mệnh danh là : thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành phố mùa xuân, thành phố sương mù . Được tìm thấy vào khoảng 1893 do nhu cầu nghỉ mát của nguời Pháp muốn tìm một nơi có khí hậu giống đất nước của họ , bởi một người Thụy Điển mang quốc Tịch Pháp là bác sĩ Alexandre Yersin. Sau hơn 100 năm hình thành và phát triển thì hiện nay Đà Lạt đang trở thành một trung tâm du lịch hàng đầu của Việt Nam thi hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước .

Những thời điểm nào trong năm đến đây là thích hợp nhất ?

Đây từ lâu đã trở thành thiên đường của du lịch nên mùa nào cũng có khách du lịch đến với Đà Lạt . Theo kinh nghiệm du lịch Đà Lạt thì thu hút khách du lịch nhất là khoảng tầm tháng 7 , 8, 9 vì thời gian này là mùa hè oi bức và là thời gian nghỉ của mọi người . Ngoài ra tại đây 2 năm có tổ chức một kỳ Festival hoa tổ chức hai năm một lần vào các năm chẵn tại dịp giáp tết cũng thu hút rất nhiều du khách đến đây . Nếu bạn muốn sự ồn ào và vui vẻ hãy đến đây vào dịp cuối tuần hoặc dịp Festival để cảm nhận sự đông đưc và náo nhiệt của Đá Lạt .


Đến với Đá Lạt bằng phương tiện gì ?

Vì là trung tâm của du lịch nên có rất nhiều hãng xe hoạt động nên rất tiện cho các bạn lựa chọn cho mình một hang xe ưng ý . giá vé chỉ giao động từ 200.000 vnđ đến 250.000 vnđ . Rất phù hợp . Nếu muốn đi giường nằm cho thoải mái và yên tâm các bạn có thể tham khảo các hãng xe như :

Xe Thành Bưởi: 266–268 Lê Hồng Phong, Q.10, TP.HCM, ĐT: (08) 38308090 – 38397747 – 38353123.

Xe Phương Trang: 274-276 Đề Thám – TP.HCM, ĐT: 08.8375570.

Ngoài ra các bạn có thể các hãng xe khác như : An Phú , Sinh Café , Xiaan Hùng …..

Nếu có điều kiện hơn nữa thì chúng ta có thể đến đây bằng cách đặt vé may bay , đến sân bay Liên Khương sau đó đi taxi về trung tâm thành phố khoảng 25km .Còn ai thích khám phá và ưa đi phượt thì chúng ta có thể đi xe máy , sẽ rất thú vị khi chinh phục những con đèo trên đường đi .

Đến Đà Lạt các bạn có thể thuê xe máy ở bất kỳ khách sạn nào đều có , giá cũng trung bình từ 80.000 vnđ đến 150.000 vnđ , tùy vào loại xe các bạn chọn , tay ga hay xe số . Còn lãng mạn hơn các bạn có thể thuê xe đạp hoặc xe đạp đôi , chỉ khoảng 20.000 vnđ / tiếng là có thể thả hồn theo vòng hồ Xuân Hương thơ mộng rồi .Nếu muốn các bạn cũng có thể thuê xe hơi. Giá giao động từ 700.000 vnđ trở lên , tùy loại xe . Nhưng lưu ý thời gian nhé , thời gian thuê dc tính từ 8 giờ đến 17 giờ chiều nếu sau thời gian đó bạn sẽ phải trả thêm 100.000 vnđ cho một giờ trễ .Ngoài ra còn một loại phương tiện khác là xe bú , nhưng khác với xe bú ở TPHCM hay bất kỳ thành phố nào , thì xe bus ở đây chỉ chạy về các xã , huyện , chứ không chạy trong thành phố .

Lưu trú , nghỉ ngơi tại đâu ?

Vì là thành phố du lịch nên các địa điểm lưu trú rất đa dạng : 

Khác sạn T18( khách sạn Đỗ Quyên ) tiêu chuẩn 2 sao
Địa chỉ: 3 , Hồng Gấm , rât gần chợ Đà Lạt
Golf Night Hotel (150.000 VND/phòng/đêm)
Địa chỉ: 6 Nguyễn Thị Minh Khai, 1, Đà lạt, Lâm Đồng
Điện thoại:063 3822 268
Duy Tân Hotel (giá phòng tầm 300k)
Địa chỉ: 83 Ba tháng Hai, Phường 1, Dalat, Lâm Đồng
Điện thoại: 063 3823 546
Khách sạn Phố Núi (Liên hệ trực tiếp hỏi giá)
Địa chỉ:50 Nguyễn Chí Thanh, 1, Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 063 3551 551
Khách sạn Đại Lợi (Liên hệ trực tiếp hỏi giá)
Địa chỉ: 3 Bùi Thị Xuân, 2, Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 063 3821 106
Khách sạn Ngọc Lan (Liên hệ trực tiếp hỏi giá)
Địa chỉ: Số 42 Nguyễn Chí Thanh, Phường 1, Đà Lạt
Địa chỉ: 063 3838838
Ngoài ra còn có các khách sạn bình dân giá rẻ khác cũng tơi trung tâm thuận tiện cho việc đi lại ăn uống như:

Khách sạn Thanh Tùng

Địa Chỉ: 63 Phan Bội Châu, P1 – Tp.Đà Lạt
Điện Thoại: 0633821437 – 0908835855 – 0938835855
Giá phòng ngày thường: Liên hệ số
Khách sạn Ngọc Hoa
Địa Chỉ: 67 Phan Bội Châu, P1 – Tp. Đà Lạt
Điện Thoại: 0633821801 – 0937839106
Giá phòng ngày thường : thỏa thuận
Khách sạn Duy Tiên
Địa Chỉ: 71 Phan Bội Châu, P1 – Tp. Đà Lạt
Điện Thoại: 01688523979
Giá phòng ngày thường : thỏa thuận
Khách sạn Đức Anh
Địa chỉ: 75 Phan Bội Châu
Điện Thoại: 063.836929

Các địa điểm ăn uống :

Du lịch Đà Lạt còn là dịp để bạn thưởng thức những đặc sản Đà Lạt gồm rượu vang và rượu cần, các loại trái cây (hồng tàu, hồng khía, hồng trứng; bơ, đào long, dâu tây, dâu tằm,…), các loại mứt, trà Bảo Lộc, trà Atiso, và các loại rau củ quả (cải bắp, cải thảo, bó xôi, súp lơ, atisô, cần tây, đậu Hà Lan, cà rốt, khoai tây, su su, cải ngọt)…

Nếu muốn ăn Tả pí lù , các bạn có thể đến với các quán ăn tại đường Hai Bà Trưng là sẽ được thưởng thức món ăn thơm ngon , nóng hổi trong tiết trời lạnh tê người ở Đá Lạt .

Ăn ốc có thể ghé ốc Trang ngay dốc khu Hoà Bình .

Nếu thưởng thức bánh xèo ngon bổ rẻ , bình dân có thể ghé qua Bánh Xèo Nhím ở sau chợ mới Đà Lạt .rất ngon , bổ , rẻ .

Chắc hẳn ai đến với Đà Lạt cũng nghe qua là có Sữa Đậu Lành ôm , ngay tại vòng xoay trước chợ đều có bán sữa đậu nành , ôm cái ly sũa nóng hổi và thưởng thức tiết trời lạnh thì thật tuyệt .

Bánh canh: Bánh canh Xuân An, số 15 Nhà Chung, nằm gần bưu điện TP. Đà Lạt. Quán chỉ bán buổi chiều, buổi sáng bán bún bò và mì Quảng, giá 25.000 – 30.000 VND/tô.

Bánh bèo: Bánh bèo số 4 chính hiệu bà Hường, nay đã chuyển về 228 đường Phan Đình Phùng gần cây xăng Hồng Hưng, phục vụ từ 11h00 đến 20h00 mỗi ngày, giá khoảng 20.000 VND/phần 4 cái.

Bún bò ấp Ánh Sáng: ấp Ánh Sáng là con đường bán bún bò Huế nổi tiếng nằm cạnh Hồ Xuân Hương. Món bún bò tại đây gần như giữ trọn vẹn hương vị truyền thống của món ăn. Giá từ 20.000 – 30.000 VND/tô.

Nem nướng: Nem nướng Bà Hùng 254 Phan Đình Phùng, Đà Lạt, chỉ bán buổi chiều đến tối, duy nhất món nem nướng, giá 35.000 VND/phần. Ngoài ra còn Nem nướng bà Nghĩa – số 4 Bùi Thị Xuân bán cả ngày.

Quán ăn Tài Ký: 1/A2 Bùi Thị Xuân, Đà Lạt, từ Hồ xuân Hương đi lên khoảng 900 mét. Nổi tiếng với các món tiềm như gà, bồ câu, gân bò, gân heo, óc heo, ngọc hành…. tiềm với sâm và thuốc bắc nằm. Giá từ 35.000 – 50.000 VND/món.

Quán nướng Cu Đức: 6A Nguyễn Lương Bằng – Phường 2 – Tp. Đà Lạt. Quán rất nổi tiếng về các món ăn đặc sản Tây Nguyên từ thịt rừng, gà, các món nướng…, giá từ: 59.000 – 119.000 VND, bán từ chiều tối đến khuya.

Hàng ăn chợ lầu Đà Lạt (chợ Lớn) đường Nguyễn Thị Minh Khai bán đủ thứ đồ ăn thức uống trên tầng 2 phía sau chợ, chỉ bán ban ngày, ngon rẻ.

Siêu thị bánh Liên Hoa: Đường 3/2, P1 TP. Đà Lạt – Nổi tiếng với những chiếc bánh ngọt nhỏ đẹp mắt, ngon miệng có giá từ 5.000 – 20.000 VND. Ở đây bán bánh mỳ xíu mại có vị ngon khác lạ so với những hàng bánh mỳ khác; và còn cả bánh mì chả, hủ tiếu bò kho, mì hoành thánh…, bán từ 7h00 sáng đến 11h30 đêm.

Bánh ướt lòng gà ở Trương Công Định nối liền Tăng Bạc Hổ (bên phải khu Hòa Bình, gần chợ Đà Lạt). Quán này nổi tiếng với cách chế biến nước mắm ngon, lạ miệng chỉ bán từ 2h chiều đến khoảng 7, 8h tối là hết.

Bánh tráng nướng – 112 Nguyễn Văn Trỗi. Quán ở bên tay trái, trước số nhà 61, bán từ 2h00 chiều đến 10h00 đêm. Ngoài ra còn có quán cóc ở cuối đường Hoàng Diệu, ngay ngã 3 Ma Trang Sơn.

Dâu Tây kem – 242D Phan Đình Phùng, Đà Lạt. Món kem độc đáo ở đây chính là món Dâu tây kem được làm từ dâu tây tươi hái tận vườn, sữa tươi, trứng và một số nguyên liệu khác., giá 8.000 VND/ly.

Dãy hàng đồ ăn tại khu chợ trung tâm thành phố Đà Lạt, hay còn gọi là khu phố Hòa Bình. Phố bán chủ yếu từ tối tới tận đêm khuya; các món ăn ở đây khá phong phú, từ bánh căn, bánh tráng quết trứng, súp cua tới bún bò Huế, mỳ Quảng, bún sườn, cơm tấm.. Giá cả các món ăn không quá cao, chỉ từ 6.000 VND mỗi bát súp, chiếc bánh tới 20.000 VND một bát bún, tô mỳ.

Bánh căn: ngon và nổi tiếng phải kể đến các quán nằm trên đường Tăng Bạt Hổ. Một cặp bánh có giá dao động từ 3.000 – 5.000 VND tuỳ thuộc vào nhân bánh. Thưởng thức món này ngon nhất là buổi sáng hoặc chiều tối.

Món xắp xắp ở bên bờ Hồ Xuân Hương (tương tự nộm bò khô ở Hà Nội và gỏi khô bò ở Sài Gòn), giá chỉ 10.000 – 15.000 VND/phần. Thành phần chính của món xắp xắp là đu đủ bào sợi, phổ bò hoặc gan heo rim kỹ, rau húng quế, nước mắm chua ngọt…

Mì quảng: Mì Quảng O Xí tọa lạc tại lô A29 , Đường Mạc Đỉnh Chi, Tp Đà Lạt. Mì quảng ở đây rất khác mùi vị mì quảng thông thường. Giờ mở cửa 14h – 17h hàng ngày16. Sữa Đậu Nành ( Khu Hòa Bình ): trên đường Trương Công Định, Đà Lạt. Bạn hãy tới để thưởng thức ly đậu nành nóng và nhâm nhi vài miếng bánh ngọt bạn sẽ hiểu vì sao quán thu hút được nhiều khách đến vậy . Bắt đầu bán tầm 6 giờ -7 giờ tối cho đến khuya. Giá từ: 5.000 VND/1 ly sữa

Cafe sáng và yogurt: nằm ở khu Hòa Bình, Cafe Tùng là quán khá nổi tiếng với giới văn sĩ gì đó. Ở đây có bán món yogurt “đặc sản” ngon tuyệt.

Kem bơ: viên kem không bị chảy nhão như kem bơ ở Sài Gòn. Ngon nhất là quán kem bơ / kem trái cây Thanh Thảo nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi.

Chè “xé áo”: Nếu có dịp đi qua góc đường Hùng Vương – Trần Quý Cáp, bạn sẽ được thưởng thức một món chè mang tên “xé áo”. Đó chỉ đơn giản là món chè đá giống với Phục Linh. “Xé áo” tức là “xáo é”, phát âm gần giống với “sáo é” – một cách chơi chữ rất độc đáo của học sinh phố núi về cái món chè sương sáo hột é. Ở đây còn có bán xắp xắp và mì khô, mỗi món 5000đ.

Bánh cuốn Thanh Trì: nằm trên đường Trần Quý Cáp. Bánh cuốn này ăn kèm chả lụa và thịt nướng. Giá 15000đ/đĩa.

Các Điểm Tham Quan Tại Đà Lạt

KHU TRUNG TÂM ĐÀ LẠT – HỒ XUÂN HƯƠNG – CHỢ ĐÀ LẠT

Chợ Đà Lạt và chợ Âm Phủ: điểm đến không thể bỏ qua của du lịch Đà Lạt. Có bán các quần áo ấm second-hand rất đẹp, cùng với các loại đặc sản như nước cốt dâu tằm, trà atisô, thập cẩm sấy khô, các loại mứt và đậu ngự.

Hồ Xuân Hương: Biểu tượng của du lịch Đà Lạt. Sáng sớm, và hoàng hôn là thời điểm Hồ Xuân Hương đẹp nhất. Có các trò chơi đạp vịt, đi xuồng máy hay chèo thuyền cao su trên hồ.


Dinh Bảo Đại hay còn gọi là dinh III: dinh thự đẹp đẽ và trang nhã nằm trên ngọn đồi cao 1539m. Vị trí: Trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt 2,5 km về phía Nam.

Ga xe lửa Đà Lạt: số 1 Quang Trung, Đà Lạt, ga Đà Lạt. Đây là địa điểm chụp hình quen thuộc của du khách.


Vườn Hoa Đà Lạt: nằm ở số 2 Phù Đổng Thiên Vương, cách trung tâm thành phố 2km. Người đi du lịch Đà Lạt thường ghé thăm vườn hoa để được chiêm ngưỡng muôn hoa đua sắc và săn những bức hình đẹp.

Thung lũng hoa đào Mười Lời: nằm trên đường Lê Hồng Phong, gần với Dinh III. Ngoài những cây hoa đào đẹp lunh linh, vườn đào nổi tiếng này còn là nơi hội tụ nhiều sản vật ngon và lạ.

Ga Trại Mát – chùa Linh Phước: Tại Trại Mát có các điểm tham quan du lịch như trại nghỉ mát của Vua Bảo Đại, chợ Trại Mát hay chùa Linh Phước. Chùa Linh Phước có kiến trúc khảm sành độc đáo, đặc biệt có tượng con rồng làm bằng 12000 vỏ chai bia nên chùa còn được gọi là chùa Ve Chai.

KHU PHÍA BẮC TRUNG TÂM ĐÀ LẠT:

Thung lũng Tình Yêu: là địa danh thơ mộng và trữ tình nhất khi du lịch Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 6km về hướng Đông Bắc. Du khách có thể men leo lên đồi Vọng Cảnh và ngắm nhìn toàn cảnh Thung lũng Tình Yêu.

Núi Lang Biang: Cách khu trung tâm 12 km về phía Bắc. Đến chân núi có hai cách lựa chọn: leo núi hoặc đi xe jeep. 1 xe jeep bao trọn là 180.000 nghìn , nếu đi lẻ thì phải chờ xe đủ 6 người mỗi người 50.000 nghìn tiền xe , đi hết chừng 15 phút là lên đỉnh. Nếu chọn leo núi (đi theo đường nhựa lên đỉnh) bạn phải đi khoảng 7 – 8 km, mất 1h30′ mới lên tới đỉnh. Đường lên đỉnh núi hai bên là thông và hoa dại. Trên đỉnh núi là cảnh đẹp mê hồn, và bạn cũng có thể thưởng thức các món nướng tại đây.


Làng Cù Lần: điểm tham quan mới toanh của du lịch Đà Lạt, là một ngôi làng nhỏ xinh đẹp, lãng mạn nằm lọt thỏm giữa hàng ngàn héc-ta rừng nguyên sinh hoang dã dưới chân đỉnh núi Lang Biang trải rộng, cách khu du lịch Thung Lũng Vàng 9 km vào hướng Suối Vàng – Suối Bạc.

KHU PHÍA NAM TRUNG TÂM ĐÀ LẠT:

Hồ Tuyền Lâm: nằm ở độ cao 1000 mét so với mực nước biển, cách trung tâm 5km về phía Nam, trên đoạn đường đèo Prenn.Tại đây bạn có thể thuê thuyền ra đảo. Một chiếc khứ hồi là 200.000 đồng, nên thuê chung với khách khác để tiết kiệm. Hoặc bạn cũng có thể đi vòng bờ hồ ( rẽ trái ) men theo con đường ra đảo. Ra đảo thì cứ tự nhiên thưởng thức thịt rừng. Nhớ mang theo tấm bạt trải ngồi cho vui. Cảnh đẹp, tha hồ tạo dáng. Trưa thuê võng 7.000 đồng/ giờ mắc giữa hai cây thông nằm ngủ.

Thiền viện Trúc Lâm: nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm. Đây không chỉ là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng mà còn là điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Đà Lạt. Đối diện cổng thiền viện có trạm cáp treo. Đi cáp treo ngắm cảnh thành phố và rừng thông (50.000 đồng/ vé khứ hồi).


Thác Prenn: Toạ lạc ngay đầu đèo Prenn, trên quốc lộ 20 từ Sài Gòn lên Ðà Lạt, cách trung tâm 10 km về hướng nam. Đến với thác Prenn, ngoài việc ngắm dòng thác kì vĩ và những đồi thông bao la, du khách còn có dịp thưởng thức món cháo cá lóc đặc sản giá chỉ từ 160.000 – 200.000 VND cho 4 người ăn.

KHU VỰC XA TRUNG TÂM THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Thị trấn D’ran: nằm dưới chân đèo D’ran trên đường lên du lịch Đà Lạt, thuộc huyện Đơn Dương. Thị trấn D’ran nổi tiếng với loài hoa dã quỳ màu vàng rực. Tại đây còn có món đặc sản nem nướng hương vị khó quên.

Thác Pongour: còn gọi là thác Bảy tầng toạ lạc tại huyện Đức Trọng, cách Đà Lạt 50 km. Thác cao 40m, trải dài 7 tầng và rộng gần 100m. Pongour là thác nước duy nhất của Lâm Đồng tổ chức ngày hội dân tộc Tây Nguyên hằng năm vào rằm tháng Giêng.

Thác Dambri: Ở vị trí cách khoảng 100km từ Đà Lạt đi xuống, 200km từ TP. HCM đi lên theo quốc lộ 20, thác Dambri (thuộc khu du lịch sinh thái Dambri) nằm cách thành phố Bảo Lộc khoảng 18 km theo hướng đông bắc. Đây là ngọn thác cao nhất Lâm Đồng với chiều cao trên 40m. tạo thành 2 dòng chảy cao thấp rất hùng vĩ.

Một số lưu ý khi đến với Đà Lạt .

Đến Đà Lạt các bạn chú mang áo âm nhé , vì thời tiết ở đây khác hản với thành phố , nếu không chuản bị kỹ các bạn sẽ bệnh vì không thích nghi kịp với thời tiết nơi đây .

Nếu di chuyển ngoài đường thì nên chú ý , vì ở đây không có hệ thống đèn tín hiệu giao thông.Nếu đi mua đồ bạn nên mặc quần áo dài , kín đáo , sẽ không bị chặt chém .

Nếu muốn mua đồ len, khăn choàng hoặc đồ lưu niệm rẻ – đẹp – độc, thì hãy tìm đến quầy len chị Ngọc ở chùa Linh Quang (133 Hai Bà Trưng), đến đấy và hỏi chị Ngọc thì ai cũng biết, tất tần tật về len, giá rẻ lắm.

Khi đến khách sạn, đừng tìm quạt hay máy điều hòa, hãy tìm chăn và nước ấm.Nhớ mang theo máy chụp ảnh để lưu lại những khoảng khắc tuyệt đẹp của thành phố.

Đà Lạt , thế giới du lịch diệu kỳ , hãy đến và cảm nhận , hi vọng những chia sẻ về kinh nghiệm du lịch Đà Lạt sẽ giúp các bạn có một chuyến trải nghiệm , khám phá thật thú vị . Chúc các bạn có chuyến đi chơi vui vẻ .
Read more…

Lộc vừng đổ lá vàng lãng mạn bên bờ hồ Gươm

Những ngày đầu tháng 3, những chiếc lá cuối đông của cây lộc vừng già dần chuyển sang màu vàng, mang đến khung cảnh lãng mạn.


Bên bờ hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội, phía đường Đinh Tiên Hoàng, có một cây lộc vừng khá nổi tiếng. Không biết cây có tuổi thọ bao nhiêu năm, nhưng những người từng sống ở Hà Nội hơn 50 năm trước đã có nhiều kỷ niệm với cây lộc vừng này. Quanh năm xòe tán xuống mặt hồ và tỏa bóng mát cả một vùng rộng lớn, nhưng lộc vừng hồ Gươm rất khiêm nhường, chỉ tỏa sáng khi đến ngày thay lá.


Tùy theo thời tiết, thường là tháng 2, khi xuân sang, cây lộc vừng ngày càng thu hút được sự chú ý của nhiều người qua đường và khách du lịch nhờ màu vàng rực rỡ.


Lá lộc vừng chuyển màu rất nhanh, thường chỉ trong vài ngày. Đối lập với màu xám nhạt cuối đông, cây lộc vừng với tán lá vàng rực rỡ làm nổi bật cả một góc phố.


Kết hợp với vẻ lãng đãng của mặt hồ Gươm và những tia nắng nhạt mùa xuân, tất cả cả tạo nên một khung cảnh nên thơ, cuốn hút.


Với vẻ đẹp lãng mạn, những cây lộc vừng vào mùa thay lá đã trở thành tâm điểm thu hút rất nhiều nhiếp ảnh gia đến sáng tác và các bạn trẻ đến 'pose' hình.


Một nhiếp ảnh gia đang say sưa với những khung hình là tán lá lộc vừng.


Theo quan niệm dân gian, lộc có nghĩa là tài lộc, vừng có ý nghĩa là rất nhiều, do đó, cây lộc vừng được cho rằng sẽ đem lại sự thịnh vượng, yên ổn trong phát triển kinh tế.


Thông thường những loại cây khác thay lá vào mùa thu, riêng lộc vừng lại thay lá vào mùa xuân. Bởi thế, những tán lộc vừng ngày này khiến nhiều người liên tưởng đến một mùa thu vàng ruộm.


Khung cảnh lãng mạn của hồ Gươm sáng sớm với tán lộc vừng rủ xuống mặt hồ.


Lá chuyển vàng sau vài ngày sau, màu áo xanh sẽ lại được thay thế nhanh chóng.


(Theo ngoisao)
Read more…

Khám phá những lễ hội hấp dẫn trên thế giới vào tháng 3

Khám phá những lễ hội hấp dẫn trên thế giới vào tháng 3. Nếu bạn có ý định chu du khám phá thế giới trong những ngày xuân mới này. Tham khảo những địa điểm dưới đây để có nhiều lựa chọn khi kết hợp khám phá cảnh quan và tìm hiểu những lễ hội đặc sắc trong tháng của các dân tộc trên thế giới.

Du lịch Hàn Quốc tháng 3 tham gia lễ hội hoa mai quốc tế Gwangyang

Bắt đầu vào những ngày đầu tháng 3, gió lạnh và nhiệt độ mùa đông lạnh buốt bắt đầu giảm đi vì mùa xuân đang đến gần. Ở Hàn Quốc, hàng loạt các sự kiện đón mừng mùa xuân được tổ chức trên khắp cả nước, có nhiều hoạt động được tổ chức ngoài trời nhờ có không khí ôn hòa hơn. Lễ hội Hoa mai Quốc tế Gwangyang ở thành phố Gwangyang (thuộc tỉnh Jeollanam) là một lễ hội hoa mùa xuân nổi tiếng từ năm 1997. Diễn ra từ 14-22/3/2015, trong suốt thời gian này, làng Seomjin biến thành nơi có phong cảnh đẹp rực rỡ với những bông hoa nở bung rực rỡ trên núi Baegunsan gần ngôi làng này.


Cũng tại Jeollanam, khu vực suối nước nóng núi Jirisan, xã Sandong, huyện Gurye từ ngày 21-29/3/2015 diễn ra lễ hội Sansuyu Gurye. Với nhiều chương trình thực tế như làm rượu quả thù du và nếm thử makgeolli từ quả thù du. Và một số chương trình biểu diễn như pungmulnori (chương trình biểu diễn âm nhạc của những người nông dân), âm nhạc truyền thống Hàn Quốc, bắn pháo hoa,… sẽ làm du khách cảm thấy vô cùng thích thú. 


Du lịch Ấn Độ tháng 3 tham gia lễ hội Holi

Holi, hay còn gọi là lễ hội của màu sắc hoặc lễ hội của tình yêu, thực chất là một lễ hội tôn giáo cổ xưa của những người theo đạo Hindu, thường được tổ chức vào tháng 3 hàng năm tại các nước như Ấn Độ, Nepal và các khu vực nhiều người gốc Ấn sinh sống. Đây là dịp để mọi người gặp gỡ, vui chơi, cười đùa, lãng quên, tha thứ và hàn gắn các mối quan hệ rạn nứt. Đó là ngày tôn vinh chiến thắng của cái thiện trước cái ác và chào đón sự xuất hiện của mùa xuân sau những tháng đông dài lạnh lẽo. Ngày nay, lễ hội Holi đang dần trở nên phổ biến tại các nước tại châu Âu và Bắc Mỹ.


Lễ hội Novruz Bayram

Novruz Bayram là một lễ hội truyền thống vào mùa xuân của người Ba Tư. Diễn ra từ 19 đến 22/3 ở Azerbaijan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan và Cetra. Tại lễ hội – nơi mà bạn có thể nhìn thấy mọi người tụ tập với nhau trên đường phố, nhảy qua những đám lửa tượng trưng để tẩy rửa tội lỗi của bản thân. Ngoài ra, trẻ em còn thực hiện một nghi thức tương tự như Halloween. Chúng gõ cửa các nhà hàng xóm, để lại một chiếc mũ, bỏ chạy và trốn trong khi những người hàng xóm để lại một ít bánh kẹo vào trong mũ.


Lễ thánh Patrick (Dublin, Ireland)

Lễ thánh Patrick là lễ hội truyền thống của dân Ireland, được tổ chức hàng năm vào Chủ nhật gần ngày 17/3 nhất để tưởng nhớ Saint Patrick, vị Thánh của đất nước này. Việc tổ chức Lễ hội thánh Patrick hoành tráng ở nhiều nơi trên thế giới là do cộng đồng người Ireland tiến hành để tưởng nhớ vị thánh của quê hương họ. Tương truyền lúc sinh thời, ông thường dùng cây cỏ 3 lá để giải thích cho thuyết “Ba ngôi một thể” của Thiên Chúa: Cha, Con và các đức Thánh thần. Ngày nay, màu xanh lá cây và hình ảnh cỏ 3 lá là đặc trưng của Lễ hội thánh Patrick.


Lễ hội đêm của những phù thủy (Mexico)

Theo như tín ngưỡng và phép thuật tại Cerro Mono Blanco, Catemaco, Mexico, mỗi năm có một ngày phép thuật trở lại với cuộc sống bình thường. Đây là nơi sản sinh ra một số truyền thuyết, cổ tích, thần thoại nổi tiếng, các pháp sư, thầy lang và cả những thầy bói cũng có góp mặt làm nên lịch sử địa phương. Lịch sử của phép thuật 2000 năm ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ được tái hiện bởi một lễ hội được tổ chức vào ngày thứ 5 đầu tiên trong tháng 3. Lễ hội này có tên là Noche de Brujas – Night of the Witches, tạm dịch là “Đêm của những mụ phù thủy”.


Lễ hội Las Fallas (Tây Ban Nha)

Las Fallas ban đầu là một nghi thức ngoại giáo được tổ chức vào mùa xuân tại Valencia, Tây Ban Nha. Lễ hội này diễn ra từ 15 đến 19/3, nhưng các công tác chuẩn bị bắt đầu ngay từ ngày đầu tháng 3.

Lễ hội gồm nhiều cuộc diễu hành với quy mô lớn trên đường phố giúp người xem được trở lại một truyền thống trong thời trung cổ. Pháo hoa được bắn nhiều trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Những loại thực phẩm xa xỉ cũng được mang ra bán, bao gồm cơm thập cẩm với sự tham gia của rất nhiều nhà hàng có sức chứa hàng trăm người. Những trận đấu bò tót, các bữa tiệc lớn và nhiều ban nhạc “sống” là những hoạt động nổi bật của Las Fallas.


Du lịch Mỹ tháng 3 tham gia lễ hội tìm kiếm sự hy vọng

Harvest of Hope là một lễ hội âm nhạc hàng năm kéo dài 3 ngày tại St Augustine, Florida, Mỹ vào tuần đầu tiên của tháng 3.

Lễ hội này được tổ chức nhằm giúp nâng cao nhận thức về Harvest of Hope Foundation – một tổ chức từ thiện hỗ trợ sự phát triển giáo dục. Họ kêu gọi tài trợ, hỗ trợ tài chính khẩn cấp, tặng học bổng và thậm chí còn có dịch vụ giúp đỡ những người nông dân nhập cư và theo mùa vụ trên khắp Hoa Kỳ. 


Du lịch Nhật Bản tháng 3 tham gia lễ hội Honen Matsuri

15/3 hàng năm, thành phố Komaki, tỉnh Aichi lại sôi động với Honen Matsuri, lễ hội mà linh vật là biểu tượng của sự phồn thực được diễu hành qua các ngả đường.

Điểm nhấn của lễ hội sẽ luôn khiến cho những ai lần đầu chứng kiến phải tò mò nhưng không kém phần phấn khích, đó là chiếc xe lễ hội chở theo hình tượng dương vật khổng lồ bằng gỗ nặng 280 kg và dài 2,5 m. Linh vật được đưa từ trong đền thờ Shinmei Sha tọa lạc trên đồi cao trong năm chẵn hoặc từ đền Kumano Sha trong năm lẻ đến ngôi đền mang tên Tagata Jinja. 


Du lịch Thái Lan tháng 3 tham gia lễ hội thả diều (Kite Festival)

Lễ hội diều quốc tế Thái Lan diễn ra vào tháng 3 hàng năm. Ý tưởng về lễ hội diều xuất phát từ việc cứ vào tháng 3 ở Thái Lan lại xuất hiện một đợt gió nóng thổi. Festival này được tổ chức nhằm bảo tồn truyền thống thả diều lâu đời của người dân nơi đây.

Read more…

Sức Khỏe Gia Đình
Mẹo Vặt
Sự Kiện

SẢN PHẨM Y KHOA