Chia sẽ cách tập cho bé ăn dặm theo kiểu nhật

Mẹ đã từng nghe qua phương pháp ăn dặm kiểu Nhật lần nào chưa? Phương pháp này được khá nhiều mẹ ở Việt Nam áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công.


Nên cho con ăn dặm bắt đầu với một lượng nhỏ sau đó tăng dần dần theo tỉ lệ.

1/ Cách ăn dặm kiểu Nhật

Ở Nhật, việc cho bé ăn dặm bắt đầu từ khá sớm. Theo truyền thống, sau khi sinh 100 ngày, các bé ở Nhật sẽ được mẹ tập cho ăn dặm. Cho con ăn dặm ở Nhật chủ yếu chú trọng đến việc giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn, phát triển khả năng vị giác của bé. Vì vậy, mỗi ngày, mẹ chỉ cho bé ăn 1 bữa. Sữa vẫn là bữa ăn chính trong ngày của trẻ.

Hiện nay, tùy theo sự phát triển của bé mà các mẹ sẽ quyết định thời gian cho con ăn dặm. Thông thường, 5-6 tháng tuổi là thời gian phù hợp để con bắt đầu ăn dặm. Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên lưu ý những điều sau:

- Cho trẻ bắt đầu với cháo pha loãng theo tỷ lệ 1:10. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo tuổi của bé.

- Bữa ăn của bé sẽ đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và vitamin theo chuẩn “vàng- đỏ -xanh”. Những món ăn này sẽ được thường xuyên thay đổi để bé quen dầu với nhiều loại thực phẩm khác nhau.

- Không thêm gia vị vào thức ăn của con

- Tập cho bé ăn đúng bữa và khi biết ngồi nên để bé ngồi ăn chung với ba mẹ.

- Dù sẽ bẩn và tung tóe thức ăn khắp nơi, nhưng mỗi bữa mẹ nên tập cho bé sử dụng muỗng. Điều này giúp bé có khả năng tự lập hơn.

- Không thúc ép trẻ ăn

- Khi giới thiệu món ăn mới cho trẻ, mẹ nên thử trong khoảng 3-4 ngày


Bé bắt đầu ăn cháo loãng rồi đặc dần theo từng độ tuổi trong quá trình ăn dặm.

2/ Ưu điểm khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

- Không gây nhàm chán: Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ trạng thái lỏng tới đặc, mịn tới loãng nên sẽ không làm bé cảm thấy chán.

- Kỹ năng nhai: Trong quá trình ăn dặm, bé sẽ học được kỹ năng nhai, nuốt thức ăn. Điều này giúp bé tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn.

- Kích thích khả năng vị giác của bé: Ăn riêng từng loại thức ăn giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị thực phẩm.

- Giúp bé tự lập hơn: Bé có thể nhanh chóng tự ngồi ăn một mình không cần sự trợ giúp của mẹ.

3/ Tập cho bé ăn dặm

- Đối với trẻ từ 5-6 tháng: Mẹ nên cho bé ăn cháo loãng, xay nhuyễn trong suốt tuần đầu tiên để bé tập quen dần. Tuần thứ 2 bé có thể thử một số loại rau của quả loại dễ tiêu hóa. Thức ăn của bé trong giai đoạn này phải trơn, mịn để bé dễ ăn và không bị nghẹn. Nếu bé cảm thấy không thích và từ chối, mẹ không nên ép. Có thể để bé ngưng 2-3 ngày sau đó thử lại. Giai đoạn này chủ yếu tập cho bé làm quen với các dạng thức ăn khác ngoài sữa, tập phản xạ nuốt thức ăn và học cách ăn bằng muỗng.

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này bao gồm:

Tinh bột: cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây

Đạm: đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai

Vitamin: cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tây


Mặc dù có mùi hơi hăng nhưng hành tây chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, mẹ đừng bỏ qua nhé!

- Đối với trẻ từ 7-8 tháng: Ở giai đoạn này, thức ăn của bé sẽ đặc và thô hơn so với lúc 5-6 tháng. Bé bây giờ đã làm quen với nhiều loại thức ăn hơn. Việc bạn nên chú trọng bây giờ là giúp bé làm quen với những vị hỗn hợp hơn. Song song với việc uống sữa, mẹ nên cho bé ăn mỗi ngày 2 bữa ăn dặm.

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này:

Tinh bột: Ngoài những thực phẩm có thể ăn lúc 5-6 tháng, bé có thể ăn thêm yến mạch, mì ống, ngũ cốc

Đạm: gan, gà, lòng trắng trứng (8 tháng tuổi), đậu

Vitamin: nấm

- Đối với bé trong giai đoạn 9 – 11 tháng: Tiếp tục điều chỉnh lượng thức ăn tăng dần theo mỗi bữa để giúp bé thích nghi trước khi bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Giai đoạn này thức ăn của bé thô hơn nhiều so với trước. Mẹ không còn mất quá nhiều thời gian khi chuẩn bị thức ăn cho con. Một số bé thậm chí đã có thể hoc cách nhai thức ăn trong giai đoạn này.

Giai đoạn này bé có thể ăn thêm thịt heo, thịt bò, sò

- Đối với bé trong giai đoạn 12- 18 tháng tuổi: Giai đoạn này nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Ngoài 3 bữa chính, mẹ cũng nên bổ sung 2 bữa phụ và cho con uống thêm sữa.

4/ Gợi ý thực đơn ăn dặm kiếu Nhật 28 ngày cho bé


Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1 cho bé với 28 ngày.


Mỗi món sẽ được để riêng để hương vị không lẫn vào nhau

Ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi mẹ phải đầu tư nhiều thời gian và công sức trong thời gian đầu. Tại Nhật, các mẹ có thể dễ dàng mua thực phẩm ăn dặm cho con tại các nhà thuốc hoặc siêu thị. Sản phẩm ăn dặm ở đây đa dạng về chủng loại và phù hợp với bé theo từng tháng tuổi. Ở Việt Nam, rất khó để tìm mua thực phẩm đóng gói sẵn phù hợp cho bé. Vì vậy, nếu theo phương pháp này, các mẹ nên thu xếp thời gian biểu của mình hợp lý.

5/ Các tài liệu ăn dặm kiểu Nhật tham khảo thêm

Các mẹ có thể tham khảo thêm phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật cho trẻ trong tài liệu sau đây nhé!


(Nguồn: Thạc sĩ Đào Thị Mỹ Khanh, giảng viên đại học Ngoại Ngữ – Tin Học, TP.HCM)


(Nguồn: Kinh nghiệm ăn dặm Mẹ Ổi Mít)
Read more…

Lời đồn thổi sai lầm về phương pháp cho con ăn dặm

Để trẻ có một giai đoạn ăn dặm hiệu quả, các mẹ cần tránh những điều này!Khi bắt đầu cho trẻ tiếp xúc với đồ ăn dặm, các mẹ đã phải dày công nghiên cứu và học hỏi từ các bà mẹ khác hay thậm chí là hỏi ý kiến chuyên gia. Những lời khuyên vàng của mọi người thường luôn là ‘cứu cánh’ cho các bà mẹ nuôi con nhỏ, đặc biệt là chị em lần đầu làm mẹ. Tuy nhiên, các mẹ cần biết rằng không phải ý kiến nào cũng chính xác, điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ. Dưới đây là 4 lời đồn thổi sai lầm về phương pháp cho con ăn dặm mà các mẹ nên biết để tránh.

1. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong một năm đầu đời

Có rất nhiều bà mẹ tin tưởng rằng trong năm đầu tiên, ăn dặm chỉ đơn thuần là để bé làm quen với thức ăn và tập ăn thô. Sữa mẹ vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong một năm đầu đời.


Ở các nước đang phát triển, việc thiếu sắt ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến tăng trưởng thể lực và trí não.

Sự thật: Trên thực tế, ngay từ khi 6 tháng tuổi nguồn dự trữ sắt trong cơ thể trẻ đã cạn kiệt, trong khi đó sữa mẹ thì lại không còn chứa đủ lượng sắt cần thiết cho bé. Kẽm cũng là một trong số những vi lượng bị thiếu hụt vào thời điểm 6 tháng này. Theo một nghiên cứu tổng quan của tạp chí khoa học dinh dưỡng lâm sàng Mỹ, thời điểm 9-11 tháng thì đến 90% lượng sắt và kẽm trẻ sơ sinh hấp thụ được là từ việc ăn dặm thức ăn bên ngoài.

Ở các nước đang phát triển, việc thiếu sắt ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến tăng trưởng thể lực và trí não. Thiếu kẽm cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị chậm lớn, suy dinh dưỡng. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, 30% trẻ 9 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn bị thiếu hụt sắt và kẽm so với qui định.

2. Chỉ nên bắt đầu cho trẻ ăn thịt khi được 9 tháng

Sự thật: Không chỉ riêng các bà mẹ mà ngay cả các chuyên gia dinh dưỡng cũng tin tưởng vào điều này. Tuy vậy, theo báo cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, thịt là một trong các thức ăn lý tưởng cho bé ăn dặm và mẹ hoàn toàn có thể bổ sung thịt cho bé ngay từ tháng thứ 6. Bởi trong thịt có chứa rất nhiều sắt và kẽm. Tổ tiên của chúng ta là những người lớn lên từ việc ăn thịt, họ đã nhá thịt rồi đưa bã mềm cho con mình ăn. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên mẹ không đừng e dè hay trì hoãn việc cho bé làm quen với thịt ngay từ tháng thứ 6.

3. Thêm ngũ cốc vào bình sữa của bé sẽ giúp bé ngủ suốt đêm

Sự thật: Chẳng có bằng chứng nào cho thấy việc thêm ngũ cốc vào bình sữa bú trước khi ngủ sẽ giúp bé ngủ lâu hơn, vì thế bạn không nên làm thế. Trên thực tế, ngũ cốc trong bình sữa làm tăng lượng calo mà bé hấp thụ, và một số nghiên cứu chỉ ra rằng cho bé chưa đến 4 tháng ăn thức ăn đặc có thể góp phần làm bé bị béo phì. Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ, chẳng như nếu bác sĩ khuyến cáo bổ sung ngũ cốc để điều trị chứng trào ngược. Trong những trường hợp ngoại lệ này thì mẹ cần làm theo khuyến cáo của bác sĩ thật cẩn thận.

4. Không cho bé ăn dầu mỡ vì hệ tiêu hóa chưa hấp thụ được

Rất nhiều mẹ khi bắt đầu cho bé ăn dặm thường tránh thịt mỡ, dầu ăn vì sợ con bị béo phì hay rối loạn tiêu hóa.

Sự thật: Điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Trên thực tế, các bé cần khoảng 30-40% lượng calo từ chất béo hàng ngày để cơ thể và bộ não phát triển bởi não bộ có những yêu cầu đặc biệt từ axit béo và các thành phần khác của chất béo. 

Lượng chất béo phù hợp cho trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi là 3,5g trên 1kg cân nặng mỗi ngày. Tốt nhất là cho trẻ ăn chất béo từ dầu thực vật, mỡ cá, có chứa hàm lượng Omega 3 cao giúp tăng sức đề kháng, giảm thiểu các căn bệnh viêm nhiễm, hỗ trợ hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn.
Read more…

Những thực phẩm "vàng" tăng sức đề kháng cho trẻ dịp Tết

Để trẻ có sức khỏe tốt nhất trong dịp Tết này, các mẹ hãy nhớ bổ sung vào khẩu phần ăn uống của con những thực phẩm này.

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể con người như vi khuẩn, virus… Ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn non kém, sức đề kháng của cơ thể còn yếu, trẻ rất dễ bị vi khuẩn bên ngoài tấn công và gây bệnh… 

Nếu mẹ muốn việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ đạt kết quả cao thì việc tăng cường, nâng cao sức đề kháng cho trẻ đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn, thông minh hơn, và đặc biệt là chống lại các yếu tố gây bệnh bên ngoài môi trường một cách hiệu quả.

Để làm được điều đó, bên cạnh các biện pháp như giữ ấm cho trẻ, hạn chế cho trẻ ra ngoài trời lạnh… các bà mẹ cần bổ sung một số thực phẩm tốt cho sức đề kháng của trẻ như:

1. Khoai lang

Khoai lang chứa nhiều calories, beta-carotene, vitamin vừa giúp tăng cường miễn dịch lại có thể chống oxy hóa mạnh mẽ và bảo vệ hệ miễn dịch chống lại những nhiễm trùng do vi khuẩn và virus gây ra cũng như chống ung thư. Không những thế, lượng vitamin C và vitamin E dồi dào trongkhoai lang sẽ rất quan trọng để có một hệ thống thần kinh khỏe mạnh. 

Để nâng cao sức đề kháng cho trẻ một cách tốt nhất, trong chế độ ăn hàng ngày, các mẹ cần cho trẻ ăn các món ăn được chế biến từ khoai lang như canh khoai lang, thái nhỏ khoai lang nấu cháo, bánh khoai lang,… 

2. Sữa chua

Sữa chua rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt hữu ích với hệ tiêu hóa của bé. Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotic, có tác dụng giúp bé cải thiện hệ tiêu hóa và chống lại bệnh tật. Một nghiên cứu cho thấy những trẻ dùng sữa chua có nguy cơ mắc cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng thấp hơn 19% các bé không dùng. Để thay đổi hương vị, mẹ có thể bỏ trái cây vào sữa chua để tăng thêm độ thơm ngon.

3. Quả óc chó


Quả óc chó chứa axit béo omega 3 lành mạnh- thứ rất tốt cho sức khỏe của trẻ. 

Quả óc chó chứa axit béo omega 3 lành mạnh- thứ rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Các chuyên gia tin rằng omega 3 giúp cơ thể chống lại đau ốm. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy nó giúp giảm một số bệnh nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em. Quả óc chó dễ dàng trộn vào hỗn hợp đồ ăn nhẹ hay rắc lên ngũ cốc cho bé dùng.

4. Nấm

Nấm cũng được coi là một trong các thực phẩm tốt cho sức đề kháng của trẻ. Hầu hết các loại nấm đều có khả năng giúp bé tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, hạn chế mắc bệnh cảm lạnh vì chứa nhiều vitamin D và chất chống oxy hóa.

5. Tỏi

Tỏi được coi là một trong số các loại thuốc kháng sinh đáng tin cậy nhất trong thiên nhiên, bởi vậy, tác dụng của tỏi với cơ thể luôn được đánh giá cao. Thành phần allicin (hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi) trong tỏi có tác dụng chống nhiễm trùng, ngăn ngừa sự tấn công của vi vào cơ thể. Vì tỏi có mùi hơi khó chịu nên để bé có thể ăn được loại gia vị này, mẹ nên chế biến khéo léo cùng với các loại thịt, cá, rau.

6. Súp lơ

Súp lơ trắng và súp lơ xanh đều chứa rất giàu vitamin A, vitamin C, canxi giúp tăng cường sức đề kháng cho bé vào mùa đông. Chất xơ trong súp lơ làm sạch các mảng bám trong cơ thể, nhuận tràng giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh và tránh các bệnh về đường ruột.

Ngoài vitamin, súp lơ còn chứa rất nhiều các khoáng chất như megen, đồng, mangan, kẽm có lợi cho trẻ. Mẹ có thể nghiền nhỏ súp lơ nấu súp cho các bé đang ở độ tuổi ăn dặm.

7. Các loại rau có màu xanh đậm

Các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, rau dền xanh, rau cải, súp lơ xanh,… rất giàu vitamin C, carotene, protein và các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho. Thường xuyên cho trẻ ăn các loại rau này mỗi ngày có tác dụng nâng cao sức đề kháng, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời tăng cường khả năng phòng bệnh truyền nhiễm cực kỳ hiệu quả.

8. Cà chua

Mẹ có thể bổ sung thêm cà chua vào các món ăn hàng ngày của bé. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên gia cũng khuyến kháo rằng mẹ không nên cho trẻ dưới 8 tháng tuổi ăn cà chua vì chúng có thể gây phát ban ở một số trẻ. Cà chua đỏ rất giàu chất lycopene (là một sắc tố cũng được tìm thấy trong cà chua và dưa hấu) có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ. Bên cạnh đó, cà chua cũng chứa rất nhiều vitamin C và beta-carotene (là tiền chất của vitamin A, giúp cơ thể phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngăn chặn mù lòa, làm lành mạnh hóa hệ miễn dịch) bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm trùng.
9. Thịt nạc

Các loại thịt nạc mẹ nên bổ sung cho bé là thịt heo, thịt gà, thịt bò, … đây được xem là nguồn thực phẩm tốt cho sức đề kháng của trẻ. Trong các loại thịt nạc có chứa một hàm lượng lớn protein, là thành phần quan trọng để bảo vệ, duy trì, tăng cường sức khỏe. Đồng thời chất kẽm phong phú trong loại thực phẩm này còn hỗ trợ các tế bào bạch cầu của cơ thể chống nhiễm trùng cực kỳ hiệu quả.
Read more…

"Thủ phạm" khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Đây là những nguyên nhân gây ngạc nhiên cho nhiều bà mẹ vì nó thường không được chú ý hay bỏ qua khi chăm con.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn dến việc trẻ chậm tăng cân hoặc thậm chí là sụt cân. Ngoài những lý do phổ biến "ai cũng biết" như trẻ lười ăn, bị sốt…thì còn có những lý do sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều bà mẹ vì nó không được chú ý hoặc thường hay bị bỏ qua trong các tình huống chăm con trong thực tế.
Tắm ngay sau khi ăn

Mẹ có tắm cho em bé ngay sau khi ăn? Nếu có, bây giờ là lúc để thay đổi thói quen đó. Khi đứa trẻ được cho ăn, dạ dày cần có thời gian để tiêu hóa giống như cơ thể của một người trưởng thành.

Nếu trẻ đi tắm ngay sau khi ăn, nó sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này dẫn đến sự trao đổi chất chậm hơn ở trẻ sơ sinh.Thậm chí, một số em bé còn có thể bị táo bón, nôn, khó tiêu, khí gas vì tắm ngay sau khi ăn.

Việc này đã dẫn đến trẻ chậm tăng cân hoặc sụt cân.Tắm cho em bé trước và sau đó mới cho ăn sẽ giúp các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hay tiêu hóa tốt hơn.


Nếu trẻ đi tắm ngay sau khi ăn, nó sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa. 

Khoảng cách giữa hai cữ ăn quá dài

Đây là một trong những lý do chính cho việc giảm cân ở trẻ sơ sinh. Sự thật là: Khoảng cách giữa các bữa ăn càng dài thì bụng trẻ càng sản sinh ra nhiều khí gas, dẫn đến đầy hơi. Điều này khiến trẻ không muốn ăn, kết quả dinh dưỡng hấp thu ít và cuối cùng là sụt cân.Khoảng cách quá dài giữa hai cữ ăn cũng có thể dẫn đến chứng khó tiêu và táo bón ở trẻ sơ sinh.

Một em bé cần được cho ăn trong vòng 30 phú sau khi thức dậy và khoảng cách lý tưởng giữa các bữa ăn cho trẻ sơ sinh là từ 3-4 giờ.

Uống nước lọc trước bữa ăn

Điều này đúng trong trường hợp em bé đã hơn 6 tháng. Nếu trước khi ăn dặm, mẹ cho bé uống sữa thì sẽ dẫn đến việc thức ăn bị kém hấp thụ. Nước cũng tương tự như vậy, nếu bé được cho uống nước trước bữa ăn chính, bụng sẽ đầy lên và do đó giảm lượng thức ăn đưa vào.Trong nhiều trường hợp, trẻ thậm chí còn bị nôn trớ nếu nhồi nhét thức ăn.

Nước chỉ nên cho trẻ sơ sinh uống vào cuối bữa ăn, cũng có thể cho con uống giữa các bữa ăn. Nhưng uống nước vào đầu các bữa ăn chính thì là nghiêm cấm.

Nhiễm giun

Giun trong ruột của bé ngăn chặn sự hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Nếu thấy con có khả năng bị nhiễm giun, mẹ nên đưa bé đi khám để có toa thuốc điều trị thích hợp. Diệt hết giun sẽ giúp bé tăng cân trở lại.

Yếu tố di truyền

ấp bé nhẹ cân cũng có thể là do di truyền. Mẹ nên cem có ai từ phía gia đình hai bên nội ngoại như bố, mẹ hay ông bà có vóc dáng gầy nhỏ thì trẻ cũng có thể sẽ như vậy.

Ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất xơ

Mẹ nên tránh dùng quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ như mì ống nguyên hạt, gạo nâu, rau củ, khoai lang…vv khi chế biến thức ăn cho con. Các sợi chất xơ trong các thực phẩm này có thể lấp đầy bụng của trẻ trong một thời gian dài nhưng sau đó lại bị thải loại và khiến lượng thức ăn thực sự trẻ ăn được sẽ giảm.

Sụt cân sau cai sữa

Một số trẻ có thể sẽ bị giảm cân sau khi cai sữa. Do vậy mẹ cần bổ sung thâm nhiều thực phẩm cân bằng lại như sữa nguyên kem, nước, hoa quả, rau và ngũ cốc.
Read more…

Sức Khỏe Gia Đình
Mẹo Vặt
Sự Kiện

SẢN PHẨM Y KHOA