Khắc phục "chân voi" cho bà bầu cuối thai kỳ

Hỏi: Vì sao gần đến cuối thai kỳ, chân tôi lại phù to như chân voi? Có nguy hiểm không? Xin chỉ giúp tôi cách khắc phục.

Phan Thị Linh (Q.9, TP.HCM)


Trả lời:

Ở những phụ nữ mang thai, có hai yếu tố quan trọng gây ra phù chân, đó là: sự cản trở máu trở về tim do có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần, làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu, làm máu khó trở về tim. Một yếu tố khác khá quan trọng là sự rối loạn của các nội tiết tố nữ trong thời kỳ mang thai làm giãn thành của tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn.

Máu ứ trệ sẽ tăng áp lực trong tĩnh mạch và thoát dịch ra ngoài gây phù. Nếu không được điều trị kịp thời, càng gần đến ngày sinh, thai phụ càng bị phù nhiều hơn, các van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy, giãn ra và không hồi phục ngay cả sau khi sinh.

Sau khi sinh, phù chân sẽ giảm nhiều do giảm đáng kể áp lực trong ổ bụng làm cho máu chảy về tim dễ dàng hơn. Nhưng trong quá trình mang thai, do không được điều trị đúng mức, các van tĩnh mạch có thể bị suy đóng không kín, thành tĩnh mạch đã bị giãn nên để lại di chứng cho bệnh nhân. Về sau, máu bắt đầu ứ trệ ở chân, gây ra các triệu chứng đau chân, nặng chân, phù chân, chuột rút về đêm hoặc nặng hơn là giãn các tĩnh mạch nông, gây rối loạn sắc tố da và loét dinh dưỡng, rất khó lành.

Thai phụ cần phải theo dõi sát sự phát triển của bào thai, tránh tâm lý bồi dưỡng cho thai phụ nhiều chất bổ dưỡng quá làm thai quá to, không những gây phù chân mà còn khó khăn trong việc sinh nở. Tránh đứng lâu, cần nằm ngửa gác chân cao trên gối.

Ths.BS Nguyễn Hoài Nam
Giảng viên ĐH Y Dược, TP.HCM
Theo Phunuonline
Read more…

4 cách dạy con độc đáo của các nhà lãnh đạo thế giới

Với vô vàn công việc của nhà lãnh đạo đất nước, họ vẫn dành thời gian để giáo dục con cái mình, mong con mình sẽ trở thành những người thực sự có ích cho xã hội.


Chiến lược tự lập và “con nào cha nấy"

Với mong muốn 2 cô con gái - Malia và Sasha có một cuộc sống bình thường như những đứa trẻ khác, vợ chồng Tổng thống Mỹ Barack Obama luôn dành thời gian để dạy dỗ cũng như hướng dẫn 2 con gái những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Đặc biệt, ông Obama còn áp dụng rất thành công chiến lược “con nào cha nấy” để các con nghe lời một cách tự nguyện.


Gia đình hạnh phúc của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Wikimedia 

Dù sống trong tòa nhà có rất nhiều người phục vụ nhưng Malia và Sasha vẫn phải tự dọn phòng. Malia cũng phải tự giặt là và chăm sóc chú chó cưng Bo của gia đình. “Chúng tôi có những cuộc thảo luận thực sự về sống có trách nhiệm. Không thể cứ ỷ lại vào người khác khi bạn hoàn toàn có thể làm được. Chúng không ở mãi trong Nhà Trắng, chúng còn đi học đại học”. Vợ chồng Tổng thống Mỹ cho biết về phương pháp dạy con của mình.
Tổng thống Obama cũng cho cô con gái lớn Malia của mình học lái xe để cô bé tự lập hơn, không chỉ nhờ lực lượng đặc vụ Mỹ đưa đón.


Vợ chồng Tổng thống Mỹ Barack Obama luôn dành thời gian để dạy dỗ cũng như hướng dẫn 2 con gái những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống.

Trong việc giải trí, 2 con gái cưng của ông chủ Nhà Trắng cũng phải tuân thủ những quy tắc nhất định. Cả hai không được xem ti vi vào những ngày thường trong tuần và Malia thì chỉ có thể sử dụng điện thoại di động vào ngày nghỉ. Việc sử dụng máy tính chỉ hỗ trợ làm bài tập ở nhà và rất hạn chế. Ông Obama cũng nhất quyết không cho các con gái dùng Facebook cho đến khi họ đủ 18 tuổi vì muốn bảo vệ sự riêng tư cho Malia và Sasha. Trong khi đó, Đệ nhất phu nhân Michelle Obama nói rằng bà đã có những cuộc trao đổi nghiêm túc với các con về mặt trái của internet cũng như các phương tiện truyền thông xã hội và cả hai cô con gái đồng tình với ý kiến của bố mẹ về việc không sử dụng trang thông tin cá nhân này.


Đôi lúc, tổng thống Obama cũng sáng tạo những phương pháp giáo dục riêng như áp dụng chiến lược “con nào cha nấy” khi muốn ngăn hai cô con gái đòi xăm mình

“Chúng tôi nói với hai con gái rằng, nếu các con quyết định xăm mình thì bố mẹ sẽ xăm giống y hệt như các con, từ mẫu hình xăm và đến vị trí xăm trên cơ thể. Và bố mẹ sẽ quay video khoe hình xăm của cả gia đình để đăng lên trang Youtube”. Phương pháp này đã khiến hai cô con gái cưng của họ nghĩ lại yêu cầu trên.

Bên cạnh đó, tổng thống Barack Obama cũng mong muốn hai công chúa của mình có thể tự kiếm tiền bằng nghề trông trẻ. Đây chính là cách để hai cô bé biết được các khoản tiết kiệm, tiền lãi và cách quản lý tiền, để cuộc sống của Milia và Sasha sau này trở nên dễ dàng hơn.

Để con được trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn

Nhà lãnh đạo quốc gia tối cao của Trung Quốc - Tập Cận Bình và Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện kết hôn năm 1987 và có một cô con gái tên là Tập Minh Trạch.


Nhà lãnh đạo quốc gia tối cao của Trung Quốc - Tập Cận Bình và Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện

Năm 2008, vợ chồng ông Tập đã đồng ý để cô con gái rượu của mình khi ấy mới 16 tuổi tới thăm hỏi và tham ra công tác tình nguyện tại trường tiểu học Dongqi, huyện Hanwang, tỉnh Tứ Xuyên sau trận động đất; bởi tin rằng con mình sẽ học được nhiều điều có ích, trải nghiệm về cuộc sống tốt hơn.

Vì là những người hết sức bận rộn, không có nhiều thời gian chăm sóc con nên họ đã hứa với nhau rằng sẽ cố gắng chiều con hết mức và khi ở nhà, cô bé thường ngủ với mẹ, tâm sự cùng mẹ.


Bức ảnh ông Tập Cận Bình đèo con gái cưng Tập Minh Trạch trên xe đẹp

Từng muốn con gái nối nghiệp mình – là một nghệ sĩ hát dân ca hàng đầu Trung Quốc nhưng bà Bành cho biết con gái mình học giỏi và muốn khuyến khích con học, để con mình toàn quyền quyết định về nghề nghiệp trong tương lai.

Có cuộc sống bình thường như mọi đứa trẻ

Nhiều thập kỷ qua, những Công chúa và Hoàng tử của Nhật Bản đều được hưởng đặc ân về giáo dục tại ngôi trường danh giá dành riêng cho Hoàng gia.

Tuy nhiên, hoàng tử Akishino - bố của Hoàng tử bé Hisahito – người sẽ kế nhiệm ngai vàng xứ sở mặt trời mọc đã có một phương pháp giáo dục con mình rất đặc biệt, thậm chí đi ngược lại với truyền thống của Hoàng gia nước này.


Hoàng tử bé Hisahito

Hoàng tử bé Hisahito được gửi vào một trường tiểu học bình dân với chế độ học tập và sinh hoạt bình thường như các học sinh khác. Hoàng tử và công chúa Akishino tin rằng để trở thành biểu tượng của nhà nước trong tương lai, Hoàng tử bé phải có những trải nghiệm quý báu khi được học tập với những đứa trẻ có nguồn gốc khác nhau và hiểu được cảm xúc của những người dân thường.


Hoàng tử bé Hisahito sẽ là biểu tượng của cả Nhà nước và sự thống nhất của người dân Nhật Bản.

Họ cũng đưa Hoàng tử bé Hisahito tới thăm lăng mộ của Hoàng đế Jinmu – hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản, lăng mộ Hoàng đế Showa, Hoàng hậu Kojun, đài tưởng niệm Ise Grand Shrines; thường xuyên tới thăm ông bà nội để Hoàng tử luôn nhớ đến cội nguồn, dân tộc cũng như xứ mệnh của mình.

Để con biết quý trọng sức khỏe

Là người thừa kế thứ hai trong Hoàng gia Tây Ban Nha sau cha là Hoàng tử Filipe, Công chúa Leonor sẽ trở thành Nữ hoàng trong tương lai.

Ngoài việc phải rèn luyện các chuẩn mực và nghi thức Hoàng gia như cách đi đứng, tư thế giao tiếp sang trọng trong các lớp học về ngôn ngữ hay múa thì thể thao luôn là ưu tiên số 1 của vợ chồng Hoàng tử Filipe trong quá trình nuôi dạy Leonor.


Leonor và em gái Sofia dắt tay nhau đi học

Môn thể thao yêu thích của Leonor là trượt tuyết. Từ khi còn nhỏ, cả Leonor và em gái Sofia đã cùng bố mẹ vi vu trên những con đường trượt tuyết ở các ngọn núi của Tây Ban Nha. Tập thể thao là một cách giúp các công chúa rèn luyện và bảo vệ sức khỏe để có thể chịu được sức ép từ những công việc của Hoàng gia cũng như tận hưởng cuộc sống của riêng mình.


Cặp vợ chồng Hoàng gia cũng nhắc nhở và dạy dỗ con gái mình các bài học về thế giới tự nhiên xung quanh để các cô bé hiểu được ý nghĩa của việc phải thân thiện và bảo vệ môi trường.

Lan Dương( giadinh.net.vn) 
Read more…

Cần phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị đau bụng

Cần phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị đau bụng : Tin tốt là hầu hết trẻ đều hết bị đau bụng từ 4 tháng tuổi nhưng tin xấu là các triệu chứng đau bụng khiến bé trở nên khó chịu và quấy khóc suốt ngày

Tiếng khóc do bé bị đau bụng khiến những người lớn nghe thấy không cách gì lơ đi được, như đặt họ vào tình trạng báo động đỏ. Bé bị đau bụng có thể cuộn chặt lại như một quả banh hoặc uốn cong lưng, đưa đầu về phía sau. Bụng của bé có thể như căng ra hoặc sưng phồng, nhiệt cơ thể có thể lộn xộn. Bạn hãy thử hình dung giống như cảm giác của bạn khi ăn không tiêu thì khó chịu đến thế nào. Nếu nghi ngờ bé khóc vì đau bụng, mẹ có thể thực hiện những điều sau đây để giúp bé dễ chịu hơn.

Xác định có phải là đau bụng?

Nếu bé bắt đầu biểu lộ các dấu hiệu đau bụng, trước tiên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ khoa nhi. Những vấn đề y khoa khác cũng có thể gây đau và khiến bé khóc khá giống với khi bị đau bụng, do vậy bạn cần có bác sĩ chuyên khoa khám cho bé để loại trừ những vấn đề khác.


Nếu bé khóc hơn 3 tiếng một ngày, 3 ngày một tuần, trong vòng 3 tuần hãy nghĩ đến trường hợp bé bị đau bụng

Bác sĩ của bạn có thể chẩn đoán đau bụng dựa trên “quy luật số 3”. Nếu một đứa trẻ khóc hơn 3 tiếng một ngày, 3 ngày một tuần, trong vòng 3 tuần, bác sĩ có thể nghĩ đến trường hợp do đau bụng. Các bác sĩ và bậc cha mẹ dường như đều đồng tình rằng chứng đau bụng có liên quan đến quá trình tiêu hóa, khiến bé khóc dữ dội.

Cách chữa trị khi bé bị đau bụng

Thuốc nước thảo dược chữa đau bụng là phương thức trị đau bụng thông dụng tại châu Âu hơn một trăm năm qua. Một số bé có phản ứng với việc đổi sữa bò công thức sang sữa đậu nành, hoặc những loại công thức đặc biệt được sản xuất với những phân tử nhỏ hơn giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc cơ thể không dung nạp lactose (đường sữa) cũng gây đau bụng, hoặc trẻ đang còn bú sữa mẹ có thể phản ứng với thức ăn mà người mẹ ăn trước đó. Hệ tiêu hóa phát triển chưa đầy đủ hoặc dị ứng với thực phẩm cũng gây đau bụng.

Tuy vậy, tin tốt lành cho bạn là hầu hết trẻ đều hết bị đau bụng từ 4 tháng tuổi, nhưng tin xấu là các triệu chứng đau bụng thường bắt đầu khi bé được 2 tuần tuổi, biến sinh linh vô giá đáng yêu của bạn thành một chiếc máy khóc liên tu bất tận, trong khi cha mẹ của sinh linh đó vô tình trở thành những nạn nhân tuyệt vọng của “thảm họa”. Dù vậy nhưng cách chữa trị được cho là rất hiếm và mang tính độc lập cao, do việc chữa trị dường như phụ thuộc độc lập vào mỗi cháu bé.

Các phương thức chữa trị cho bé đau bụng / khóc quấy

Thay đổi khẩu phần ăn (thay đổi công thức, lịch trình cho bé bú, các lượng thức ăn khác nhau).

Dùng các loại trà làm bằng hoa cúc và hương chanh, an toàn và giúp làm dịu bé.

Thay bình sữa: thử đổi kiểu bình sữa khác có núm vú nghiêng để ngăn không khí hút vào quá mức khi cho bé bú.

Mát-xa bụng và lưng nhẹ nhàng có thể làm đỡ các cơn đau do đầy hơi và giúp bé ợ giữa các lần bú.

Thay đổi khẩu phần ăn của người mẹ đang cho con bú: tránh các loại thuộc họ cải bắp và hành.

Việc cho bé bú phải thực hiện từ tốn, không được vội vã. Bạn cần sắp xếp để dành thời gian thật nhiều khi cho bé bú và giúp bé ợ.

Giảm kích thích. Những tiếng ồn lớn, ánh sáng quá sáng và việc thay đổi thường xuyên có thể tăng stress cho trẻ sơ sinh (và cả cha mẹ bé!). Bạn cần giảm ánh sáng cho dịu nhẹ và giữ nhà cửa được yên ắng trong lúc ngủ, tắm và cho bé bú. Một em bé yếu ớt thường gặp nhiều vấn đề hơn khi ngủ, thế nên bạn hãy thử trình tự công việc buổi chiều cho bé là: tắm nước ấm, mát-xa và một căn phòng tối yên tĩnh.

Cho bé ợ thường xuyên. Đừng bỏ qua phần quan trọng này khi cho bé bú! Hãy chum lòng bàn tay lại như hình chiếc tách rồi vỗ nhẹ vào lưng bé, từ lưng dưới lên trên để giúp không khí thoát ra khỏi dạ dày bé.

Các giải pháp vi lượng đồng cân. Một vài bậc cha mẹ hoàn toàn thành công với phép chữa vi lượng đồng cân trong khi những người khác cho biết không thấy sự khác biệt. Dù sao cũng đáng để bạn thử.

Người mẹ luôn cần sắp xếp để dành thời gian thật nhiều khi cho bé bú và đừng quên giúp bé ợ sau đó.

Làm gì khi bé khóc?

Bạn không cần phải luôn bồng ẵm khi bé đang khóc. Nghiên cứu cho thấy các bé thường khóc nhiều hơn khi cha mẹ bé lo lắng, và các bé nằm trong giường cũi một mình biết học cách tự dỗ bản thân dễ dàng hơn những bé thường được ẵm. Nếu bạn thấy bị quá áp lực, hãy đặt bé vào giường cũi và nghỉ ngơi trong một căn phòng yên tĩnh hơn. Hãy thư giãn bằng cách nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc những sách hay tạp chí nào giúp bạn thấy thanh thản.

Bậc cha mẹ khi đang bị áp lực bởi tiếng khóc thét của bé thường dễ có xu hướng làm đau bé bằng việc lắc hoặc đánh để bé nín khóc. Nếu bạn thấy căng thẳng quá mức, hãy đặt bé vào giường và gọi ai đó chẳng hạn như mẹ bạn, cha bé, một người bạn hoặc người hàng xóm, để được giúp đỡ. Khi có người giúp giữ bé khẩn cấp dù chỉ là nửa tiếng, sẽ giúp bạn tự chủ lại bản thân.

Nhận ra rằng bé đau bụng không phải là lỗi của bạn. Việc bạn cảm thấy tội lỗi khi bé yêu của bạn không nguôi được là điều hết sức bình thường, nhưng bạn cần nhận thức rằng bị đau bụng là một “điều bình thường” trong giai đoạn phát triển của các bé.

Nếu em bé khóc thét khiến bạn cảm thấy stress như bị điên lên, hãy thuê một người trông bé có bản tính điềm tĩnh giàu kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tốt nhất là tìm một người mà bạn có thể tin tưởng, trả lương cao cho họ, rồi đi ăn tối và xem phim hoặc đi dạo phố để thư giãn đầu óc.
Read more…

Chia sẽ cách tập cho bé ăn dặm theo kiểu nhật

Mẹ đã từng nghe qua phương pháp ăn dặm kiểu Nhật lần nào chưa? Phương pháp này được khá nhiều mẹ ở Việt Nam áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công.


Nên cho con ăn dặm bắt đầu với một lượng nhỏ sau đó tăng dần dần theo tỉ lệ.

1/ Cách ăn dặm kiểu Nhật

Ở Nhật, việc cho bé ăn dặm bắt đầu từ khá sớm. Theo truyền thống, sau khi sinh 100 ngày, các bé ở Nhật sẽ được mẹ tập cho ăn dặm. Cho con ăn dặm ở Nhật chủ yếu chú trọng đến việc giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn, phát triển khả năng vị giác của bé. Vì vậy, mỗi ngày, mẹ chỉ cho bé ăn 1 bữa. Sữa vẫn là bữa ăn chính trong ngày của trẻ.

Hiện nay, tùy theo sự phát triển của bé mà các mẹ sẽ quyết định thời gian cho con ăn dặm. Thông thường, 5-6 tháng tuổi là thời gian phù hợp để con bắt đầu ăn dặm. Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên lưu ý những điều sau:

- Cho trẻ bắt đầu với cháo pha loãng theo tỷ lệ 1:10. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo tuổi của bé.

- Bữa ăn của bé sẽ đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và vitamin theo chuẩn “vàng- đỏ -xanh”. Những món ăn này sẽ được thường xuyên thay đổi để bé quen dầu với nhiều loại thực phẩm khác nhau.

- Không thêm gia vị vào thức ăn của con

- Tập cho bé ăn đúng bữa và khi biết ngồi nên để bé ngồi ăn chung với ba mẹ.

- Dù sẽ bẩn và tung tóe thức ăn khắp nơi, nhưng mỗi bữa mẹ nên tập cho bé sử dụng muỗng. Điều này giúp bé có khả năng tự lập hơn.

- Không thúc ép trẻ ăn

- Khi giới thiệu món ăn mới cho trẻ, mẹ nên thử trong khoảng 3-4 ngày


Bé bắt đầu ăn cháo loãng rồi đặc dần theo từng độ tuổi trong quá trình ăn dặm.

2/ Ưu điểm khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

- Không gây nhàm chán: Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ trạng thái lỏng tới đặc, mịn tới loãng nên sẽ không làm bé cảm thấy chán.

- Kỹ năng nhai: Trong quá trình ăn dặm, bé sẽ học được kỹ năng nhai, nuốt thức ăn. Điều này giúp bé tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn.

- Kích thích khả năng vị giác của bé: Ăn riêng từng loại thức ăn giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị thực phẩm.

- Giúp bé tự lập hơn: Bé có thể nhanh chóng tự ngồi ăn một mình không cần sự trợ giúp của mẹ.

3/ Tập cho bé ăn dặm

- Đối với trẻ từ 5-6 tháng: Mẹ nên cho bé ăn cháo loãng, xay nhuyễn trong suốt tuần đầu tiên để bé tập quen dần. Tuần thứ 2 bé có thể thử một số loại rau của quả loại dễ tiêu hóa. Thức ăn của bé trong giai đoạn này phải trơn, mịn để bé dễ ăn và không bị nghẹn. Nếu bé cảm thấy không thích và từ chối, mẹ không nên ép. Có thể để bé ngưng 2-3 ngày sau đó thử lại. Giai đoạn này chủ yếu tập cho bé làm quen với các dạng thức ăn khác ngoài sữa, tập phản xạ nuốt thức ăn và học cách ăn bằng muỗng.

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này bao gồm:

Tinh bột: cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây

Đạm: đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai

Vitamin: cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tây


Mặc dù có mùi hơi hăng nhưng hành tây chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, mẹ đừng bỏ qua nhé!

- Đối với trẻ từ 7-8 tháng: Ở giai đoạn này, thức ăn của bé sẽ đặc và thô hơn so với lúc 5-6 tháng. Bé bây giờ đã làm quen với nhiều loại thức ăn hơn. Việc bạn nên chú trọng bây giờ là giúp bé làm quen với những vị hỗn hợp hơn. Song song với việc uống sữa, mẹ nên cho bé ăn mỗi ngày 2 bữa ăn dặm.

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này:

Tinh bột: Ngoài những thực phẩm có thể ăn lúc 5-6 tháng, bé có thể ăn thêm yến mạch, mì ống, ngũ cốc

Đạm: gan, gà, lòng trắng trứng (8 tháng tuổi), đậu

Vitamin: nấm

- Đối với bé trong giai đoạn 9 – 11 tháng: Tiếp tục điều chỉnh lượng thức ăn tăng dần theo mỗi bữa để giúp bé thích nghi trước khi bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Giai đoạn này thức ăn của bé thô hơn nhiều so với trước. Mẹ không còn mất quá nhiều thời gian khi chuẩn bị thức ăn cho con. Một số bé thậm chí đã có thể hoc cách nhai thức ăn trong giai đoạn này.

Giai đoạn này bé có thể ăn thêm thịt heo, thịt bò, sò

- Đối với bé trong giai đoạn 12- 18 tháng tuổi: Giai đoạn này nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Ngoài 3 bữa chính, mẹ cũng nên bổ sung 2 bữa phụ và cho con uống thêm sữa.

4/ Gợi ý thực đơn ăn dặm kiếu Nhật 28 ngày cho bé


Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1 cho bé với 28 ngày.


Mỗi món sẽ được để riêng để hương vị không lẫn vào nhau

Ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi mẹ phải đầu tư nhiều thời gian và công sức trong thời gian đầu. Tại Nhật, các mẹ có thể dễ dàng mua thực phẩm ăn dặm cho con tại các nhà thuốc hoặc siêu thị. Sản phẩm ăn dặm ở đây đa dạng về chủng loại và phù hợp với bé theo từng tháng tuổi. Ở Việt Nam, rất khó để tìm mua thực phẩm đóng gói sẵn phù hợp cho bé. Vì vậy, nếu theo phương pháp này, các mẹ nên thu xếp thời gian biểu của mình hợp lý.

5/ Các tài liệu ăn dặm kiểu Nhật tham khảo thêm

Các mẹ có thể tham khảo thêm phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật cho trẻ trong tài liệu sau đây nhé!


(Nguồn: Thạc sĩ Đào Thị Mỹ Khanh, giảng viên đại học Ngoại Ngữ – Tin Học, TP.HCM)


(Nguồn: Kinh nghiệm ăn dặm Mẹ Ổi Mít)
Read more…

Ngắm bà bầu mang thai hơn 8 tháng với thân hình “hấp dẫn”

Dù mang thai sắp đền kỳ sinh nở, một bà bầu sống tại Mỹ vẫn sở hữu thân hình nóng bỏng, hấp dẫn khiến người phụ nữ ghen tỵ.

Với những người phụ nữ khi mang thai thì nhan sắc, sức khỏe giảm sút rõ rệt. Nhưng với người mẫu Sarah Stage (30 tuổi) sống tại Los Angeles, Mỹ thì lại ngược lại. Cô không chỉ hoạt động bình thường mà thân hình, độ hấp dẫn vẫn không hề giảm sút. 


Dù mang thai hơn 8 tháng nhưng Sarah vẫn sở hữu cơ thể thon gọn

Đáng ngạc nhiên, dù đang mang thai ở tuần thứ 34 nhưng người mẫu Sarah vẫn có số đo không vượt quá là bao. Thân hình cô vẫn thon gọn đến mức khó tin. 

Chính vì sự khác biệt này, người mẫu Sarah đã khiến nhiều fan hâm mộ ồ ạt vào trang cá nhân của cô vì hiếu kỳ. Hiện số người truy cập trang cá nhân đã lên đến 1,1 triệu lượt theo dõi nhờ những bức ảnh nóng bỏng củabà bầu kỳ lạ này. 

Dù đang mang thai, Sarah vẫn diện những bộ quần áo gym bó sát lộ thân hình thon gọn, hấp dẫn. Khác nhiều so với những phụ nữ cùng thời kỳ sinh nở trong những bộ quần áo rộng thùng thình. 

“Để có thân hình thon gọn, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho thai nhi những bà bầu cần có chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp tập thể dục. Thức ăn mà tôi lựa chọn chủ yếu là bánh hamburger và kem bạc hà. Thỉnh thoảng bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể bằng cách set đồ ăn có lợi cho sức khỏe như gà, rau chân vịt kết hợp hạt diêm mạch” – người mẫu Sarah chia sẻ. 

Dưới đây là những hình ảnh về Sarah trong thời kỳ mang thai: 






Sarah thường xuyên đăng ảnh bầu bí tải lên trang cá nhân.
Read more…

Chia sẽ những trò giơi giúp phát triển trí thông minh của bé

Rõ ràng, trong giai đoạn đầu của cuộc sống, tất cả mọi thứ xung quanh bé có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí óc. Sự phát triển tinh thần của trẻ sơ sinh là rất quan trọng vì nó là bước đầu tiên để hình thành nên một đứa trẻ thông minh và thậm chí là một thiên tài trong tương lai. Trong thực tế, việc giúp trẻ phát triển trí thông minh không hề khó như nhiều người vẫn tưởng. Mẹ có thể lựa chọn các trò chơi giúp trẻ thông minh để chơi cùng con.


Đối với không ít bậc cha mẹ, chơi gì với con luôn là một câu hỏi lớn. Đối với các bé, mọi thứ xung quanh đều là đồ chơi, mọi người xung quanh đều là bạn chơi; tuy vậy không phải cha mẹ nào cũng biết cách chấp nhận và sống chung với điều đó một cách vui vẻ. Dưới đây là những trò chơi kinh điển giúp trẻ nhỏ phát triển các giác quan, trí tưởng tượng, tiến tới phát triển trí thông minh toàn diện.

1. Gọi điện thoại

Đây là môt trò chơi vô cùng đơn giản. Mẹ hãy chuẩn bị 2 điện thoại đồ chơi cho mẹ và bé. Mẹ vừa đọc số điện thoại (khoảng 3 – 5 chữ số cho bé dễ nhớ) vừa ấn ngón tay lên bàn phím điện thoại để gọi cho bé. Sau đó mẹ bắt chước tiếng chuông kêu “reng reng”. Hướng dẫn bé nhấc điện thoại nói “Alo, bé xin nghe” sau đó hai mẹ con tiếp tục nói chuyện. Những lần sau, mẹ có thể đổi vai và nên để bé tự bấm và gọi trước.

Trò chơi này giúp bé phát triển vận động ngón tay và phối hợp động tác giữa mắt và tay, nó cũng giúp bé tập dần với thói quen giao tiếp qua điện thoại và giúp bé sớm nhận diện được các mặt số.

Khi bé từ 2 tới 3 tuổi, các mẹ có thể cho bé dùng điện thoại thật để gọi cho người thân ở xa. Giai đoạn này mẹ có thể dạy bé nhận biết mặt số rồi cho con tự bấm số điện thoại để gọi điện nói chuyện. Mẹ có thể đọc chậm từng chữ số điện thoại của ông bà rồi hướng dẫn bé bấm số trên phím gọi điện.


Trò chơi này giúp bé phát triển vận động ngón tay và phối hợp động tác giữa mắt và tay, đồng thời giúp bé sớm nhận diện được các mặt số (Ảnh minh họa)

5. Vẽ bàn tay

Mẹ hãy lấy một tờ giấy trắng đặt lên bàn, úp bàn tay của mình xuống tờ giấy sau đó cầm bút vẽ theo viền từng ngón tay. Nhấc tay ra, mẹ sẽ có hình bàn tay của mình trên tờ giấy. Hãy dạy bé tiếp tục trò chơi bằng bàn tay của bé. Sau khi vẽ xong hai mẹ con có hay bàn tai thật xinh, 2 mẹ con cùng áp hình bàn tay của mình vào nhau và so sánh xem tay ai to hơn. Trò chơi này rèn luyện sự phối hợp các ngón tay, bước đầu cảm nhận và học cách cầm bút.


Trò chơi này rèn luyện sự phối hợp các ngón tay, bước đầu cảm nhận và học cách cầm bút (Ảnh minh họa)

Thạch sắc màu

Vừa là trò chơi, vừa là đồ ăn vặt nhiều bé rất thích, thay vì những viên thạch đơn sắc, mẹ hãy thêm chút thời gian để đổ thạch 7 sắc cầu vồng cho bé nhé! Trước khi ăn chỉ cần mẹ nhớ rửa tay bé thật sạch, vậy là hai mẹ con có thể thoải mái vừa chơi vừa học.


Bé sẽ học được bài học về màu sắc, về chất liệu mềm dẻo, rồi khi ăn mẹ có thể dạy bé tách từng lớp thạch ra ăn sẽ rất thú vị. Bạn đừng quên kể cho bé nghe câu chuyện về chiếc cầu vồng đẹp lung linh sẽ xuất hiện sau mỗi cơn mưa nhé, bé sẽ thấy hứng thú hơn mỗi khi trời mưa để được đợi cầu vồng xuất hiện.

Tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý, khi cho bé ăn món này cần có sự giám sát của người lớn.

Vẽ bằng những ngón tay

Trò chơi này dành cho các bé từ 2 tuổi trở lên – khi bé cầm bút chưa thạo mà lại thích vẽ, mẹ chỉ cần lưu ý chọn màu vẽ an toàn cho con (màu có nguồn gốc thực phẩm) và lót một tấm thảm trước khi cho con chơi để các bé không dây bẩn ra nhà.


Chỉ mỗi việc thấy các ngón tay mình tạo ra những hình dạng đủ sắc màu trên giấy là đã đủ cho bé vui lắm rồi. Mẹ hãy dùng sự sáng tạo của mình để tưởng tượng ra những hình dáng đồ vật, con vật quen thuộc từ các hình vẽ của bé để khen thưởng bé, việc này sẽ giúp kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của con lắm đấy!

 “Đại dương” trong tầm tay 

Với một chiếc khay nướng bánh to, khay đá hoặc một bát tô, bạn sẽ làm cho bé bận rộn hàng giờ liền với việc tạo một “đại dương thu nhỏ” bằng cách cho các con thú nhỏ vào bát, thêm nước, bỏ vào tủ đá và tạo đông.


Sau khi đá đã đông lại, bạn có thể lấy ra, để vào bồn tắm hoặc chậu thật to để bé chơi trò “giải cứu” các con vật khỏi kỷ băng hà lạnh lẽo. Giải cứu tới đâu bạn hãy cùng bé gọi tên các con vật, mô tả tiếng kêu của chúng tới đó nhé!

Cát hay bột nặn? 

Trẻ em thường thích chơi với cát, và chúng cũng thích các loại bột nặn – việc này giúp trẻ có được kĩ năng sử dụng đôi tay khéo léo và cũng góp phần không nhỏ kích thích trí tưởng tượng của các bé. Thay vì đi tới tiệm đồ chơi và mua những loại bột nặn đắt tiền, hãy tự chế bột nặn an toàn cho bé, thêm vào ít cát sạch, vậy là bé sẽ có thêm cực nhiều trò chơi mới!


Mì nui sắc màu 

Cũng là một cách rất thú vị để dạy trẻ về màu sắc, bạn chỉ cần những nguyên liệu rất đơn giản như mì nui và màu thực phẩm để bé chơi với mì. Hai mẹ con sẽ vừa học cách nhuộm màu cho mì, học tên các màu sắc, độ đậm nhạt.


Với các bé lớn, bạn có thể chỉ cho bé cách xỏ vòng từ mì. Với các bé nhỏ hơn, mẹ cùng bé xếp mì thành các hình khối như hình vuông, tròn, tam giác… hay thành hình các con thú; vừa dạy bé về hình khối lại vừa luyện sự khéo léo của đôi tay cho bé.

Tự tạo đất nặn an toàn cho bé 

Mua đất nặn cho bé chơi hẳn là điều không thể dễ hơn! Nhưng bạn có nghĩ bé sẽ thích thú hơn nhiều nếu được cùng mẹ tự tay làm ra những miếng đất nặn đủ sắc màu để rồi hai mẹ con có thể cùng nặn thật nhiều thứ xinh đẹp.


Với việc này mẹ có thể dạy cho bé về tính tự lập, sự chăm chỉ, niềm vui khi đạt được thành quả và cả tính tiết kiệm nữa. Chỉ cần bột gạo, nước, muối, dầu ăn và màu thực phẩm, mẹ hãy tham khảo cách làm đất nặn an toàn cho bé nhé!

Khu vườn của bé 

Gạo, màu thực phẩm và một ít cây, hoa giả… vậy là mẹ và bé có thể có hàng giờ liền chơi với khu vườn đầy sắc màu thần tiên này. Hãy cùng bé chơi trò nhập vai làm công chúa dạo chơi trong vườn; hay làm bác nông dân chăm chỉ trồng cây, tưới hoa để sau mỗi lần chơi bé biết thêm yêu thiên nhiên, biết chăm sóc, trân trọng và yêu vẻ đẹp của hoa lá cỏ cây.


Ngoài ra, bé có thể dùng gạo nhuộm màu để dán kín các bức tranh, tấm thiệp, hoặc rải theo đường viền các hình khối vẽ trên giấy. Trông sẽ rất đáng yêu đấy!

Xé và dán giấy 

Trò chơi này có lẽ không ít các bậc cha mẹ biết tới tuy nhiên không nhiều người tận dụng được những lợi ích mà nó mang lại trong việc chơi với con.


Không chỉ là trò chơi tốn ít chi phí, việc xé và dán giấy thành những hình khối khác nhau còn giúp bé luyện đôi tay thêm khéo léo, kết hợp màu sắc thêm hài hòa mà nó còn giúp bé luyện trí nhớ rất tốt khi bạn biết cách. Ví dụ bạn có thể cùng bé xếp hình các loại cờ của các quốc gia, xếp đến đâu gọi tên nước đến đó, bé sẽ rất nhớ cờ nào của nước nào sau khi xếp được hình cờ đấy.
Read more…

Những thực phẩm mẹ tuyệt đối không nên ăn khi đang cho con bú

Các chất kích thích, chất có cồn hoặc các loại gia vị gây cay nóng,... là những thực phẩm bạn nên tránh khi đang cho con bú vì nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.Trong thời điểm cho con bú, các bà mẹ không nên ăn uống những thực phẩm sau:

Cà phê


Trong thời điểm cho con bú, mẹ uống cà phê (soda hoặc trà) thì sẽ có một lượng nhỏ caffein kết tụ lại trong sữa mẹ, 1 tách cà phê thường chứa 135mg caffeine. Trẻ sơ sinh không có khả năng bài tiết chất caffeine một cách nhanh chóng và hiệu quả như người lớn nên rất dễ bị kích ứng, cáu kỉnh, và mất ngủ. Để tránh tình trạng này, mẹ nên cắt giảm lượng cà phê, nếu được thì nên hạn chế hoàn toàn trong giai đoạn này. Nễu trường hợp mẹ không thể 'cai' được, thì hãy nhớ chỉ uống ngay sau khi bé bú xong, để lần bú tiếp theo caffeine sẽ chỉ còn trong máu mẹ.

Socola


Hãy thân trọng nếu socola là niềm đam mê ngọt ngào mà các mẹ lựa chọn. Cũng giống như cà phê và soda, socola cũng có chứa caffein. Mặc dù không quá nhiều: 1 miếng socola đen thường chứa từ 5-35mg caffein. Tuy lượng caffein trong socola không nhiều như cà phê, nhưng các mẹ vẫn nên chú ý và hạn chế bớt.

Trái cây có múi 


Những trái cây có múi thường được các mẹ ưa thích vì đây là loại thực phẩm cung cấp nguồn vitamin C dồi dào cho mẹ. Tuy nhiên các mẹ nên biết rằng, một số hợp chất có trong các loại trái cây họ cam, quýt khi vào sữa mẹ có thể kích thích hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, khiến con bị tiêu chảy, trớ sữa hoặc hăm tã, nổi mẩn đỏ trên da. Do đó, vì lợi ích của trẻ, mẹ nên hạn chế uống nước cam hoặc ăn quít. Thay vì ăn cam, quýt, các mẹ có thể bổ sung vitamin C bằng các thực phẩm thay thế như đu đủ, xoài.

Bông cải xanh (Súp lơ)


Các chuyên gia tư vấn về việc cho con bú sữa mẹ thường khuyên các bà mẹ nên hạn chế ăn súp lơ xanh, súp lơ trắng vì chúng rất dễ khiến trẻ bị kích thích, dễ cáu kỉnh và đầy hơi, đi ngoài. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến khác nhau trước vấn đề mẹ cho con bú mà ăn súp lơ sẽ mất sữa. span style='font-size: 12px;'>Vì thế, nếu nghi ngờ bông cải xanh là “thủ phạm”, mẹ hãy ngừng ăn món này vài ngày để theo dõi triệu chứng của bé xem có tiến triển tốt hơn không. Mẹ cũng lưu ý là không nên ăn sống vì có thể khiến tình trạng đầy hơi của bé trầm trọng hơn.

Rượu 


Rượu là một trong các thức uống dễ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ tiết ra. Theo các chuyên gia, việc mẹ nhâm nhi một chút rượu vang vào bữa tối thì không cần phải lo lắng bởi một ly nhỏ rượu không gây ra quá nhiều nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ có thói quen uống rượu, đặc biệt là các loại rượu mạnh như vodka, mẹ sẽ khiến con buồn ngủ, suy nhược, tăng cân bất thường. Chính vì vậy, các mẹ nên loại bỏ ngay ý nghĩ dùng rượu như một thức uống giải stress, hãy nghĩ đến lợi ích của con rồi đưa ra một quyết định đúng đắn.

Các đồ ăn cay 


Một số bà mẹ có thói quen nêm nếm đủ loại da vị màu sắc vào trong bữa ăn của mình, do đó những nguyên liệu như ớt, hạt tiêu dường như không thể thiếu. Tuy nhiên, việc mẹ thường xuyên ăn những thực phẩm cay sẽ không có lợi cho cả mẹ lẫn bé trong giai đoạn này. Bởi một số mẹ cho con bú mà ăn cay có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề, bé có thể bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt. Chính vì vậy, vì sức khỏe của trẻ, mẹ nên hạn chế ăn những loại gia vị cay nóng này.

Tỏi 


Nếu mẹ cho con bú ăn tỏi, mùi tỏi sẽ tồn tại trong sữa mẹ rất lâu, thậm chí kéo dài tới 2 giờ sau khi ăn. Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm có thể thấy khó chịu, nhăn mặt thậm chí là bỏ bú nếu phát hiện mùi vị khó chịu trong sữa.

Lạc 


Nếu bản thân người mẹ hoặc bất cứ ai trong gia đình có tiền sử về dị ứng lạc, mẹ nên hạn chế việc đưa loại thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hằng ngày của gia đình. Vì nếu trẻ bị dị ứng lạc từ sữa mẹ, con sẽ bị chàm, phát ban hoặc thở khò khè.

Lúa mì


Nếu mẹ lỡ ăn một chiếc bánh sandwich hoặc pate trong quá trình cho con bú mà bé có những triệu chứng như quấy khóc, đau bụng, đi ngoài ra máu thì điều đó chứng tỏ trẻ bị dị ứng với lúa mì. Vì thế mẹ hãy ngừng ăn các loại thực phẩm này để kiểm tra xem có phải bé bị dị ứng với chúng không nhé. Nếu các triệu chứng của bé được cải thiện hoặc hoàn toàn biến mất, có thể mẹ cần phải tránh tiêu thụ thực phẩm từ lúa mì.

Các sản phẩm từ sữa

 
Nhiều em bé không thể dung nạp được một số loại sữa như sữa bò, vì thế khi mẹ ăn/uống các thực phẩm từ bơ sữa (sữa chua, phô mai, kem,…) thì con có thể bị dị ứng bởi các chất gây dị ứng sẽ đọng lại trong sữa mẹ. Các triệu chứng thường gặp như đau bụng, nôn, không ngủ được hoặc các vết đỏ khô ráp trên da có xu hướng bị hở, lở loét và chảy nước. Khi ấy, mẹ hãy ngưng dùng các sản phẩm từ bơ, sữa này một thời gian để kiểm tra.

Ngô


Dị ứng ngô rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Một số thành phần trong ngô có thể xâm nhập vào sữa mẹ và khiến bé bị đau bụng, nổi mẩn hoặc khóc không ngừng. Do đó, mẹ đang cho con bú nên hạn chế ăn ngô

Hải sản có vỏ cứng


Theo các bác sĩ chuyên gia, trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng với những đồ hải sản có vỏ cứng. Bởi hải sản lạnh và tanh có thể khiến bé bị đau bụng. Trong thời gian cho con bú, mẹ nên hạn chế ăn hải sản, nếu có ăn hãy tìm hiểu trước xem trong gia đình mình có ai bị dị ứng hay không.

Trứng


Dị ứng với trứng (thường là do nhạy cảm với lòng trắng trứng) khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhưng vì trứng có mặt trong hầu hết mọi loại thức ăn, từ bánh mì đến bim bim cho đến cả kem, nên việc xác định có thể rất khó khăn. span style='font-size: 12px;'>Cách để các bà mẹ đang cho con bú có thể áp dụng là loại trừ tất cả các thực phẩm dễ gây dị ứng nhất ra khỏi thực đơn.

Các loại cá có thủy ngân cao


Cá không khiến bé khó chịu, quấy khóc hay chướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào bầu sữa của mẹ. Theo khuyến cáo của FDA, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần. Năm loại cá thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pô-lắc (cá minh thái) và cá da trơn. Các loại cá mẹ nên tránh ăn khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.

Trà bạc hà


Trà bạc hà cũng là một trong các thủ phạm hạn chế nguồn sữa cho con bú của mẹ bởi trong loại cây này có một số thành phần làm giảm lượng sữa của mẹ. Vì thế nếu mẹ đang cho con bú thì hãy hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa bạc hà, hãy thay thế một tách trà bạc hà bằng một tách trà hoa cúc.

Rau mùi tây


Cũng giống như bạc hà, rau mùi tây có thể khiến mẹ bị giảm lượng sữa nếu ăn quá nhiều. Vì thế, để đảm bảo đủ sữa cho con bú, mẹ nên hạn chế sử dụng thực phẩm này.

(Theo Khám phá)
Read more…

Sức Khỏe Gia Đình
Mẹo Vặt
Sự Kiện

SẢN PHẨM Y KHOA